Dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam; đồng chí Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là hội thảo nằm trong chuỗi Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam năm 2023, quy tụ sự tham gia của các ban, bộ, ngành, ngân hàng, các doanh nghiệp hàng đầu trong chuyển đổi số cùng đại diện nông dân, hợp tác xã. Hội thảo hướng tới mục tiêu thay đổi nhận thức, lan tỏa tinh thần chuyển đổi số để đem lại lợi ích cho nông dân, phát triển nông thôn.
Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam phát biểu khai mạc
Phát biểu tại hội thảo sau khi kết thúc phiên thảo luận đầu tiên, đồng chí Nguyễn Đức Hiển cho biết chủ trương về chuyển đổi số của Đảng tại được thể hiện trong Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần đây, Nghị quyết 29-NQ/TW về công nghiệp hoá - hiện đại hóa cũng nhấn mạnh yêu cầu về chuyển đối số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết số 20-NQ/TW đều đề cập đến vai trò chuyển đổi số. Có 2 lĩnh vực được ưu tiên và chủ động tham gia chuyển đổi số và đã chủ động ban hành kế hoạch cụ thể là: (i) tài chính ngân hàng và (ii) nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo
Các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc đã ban hành khung chiến lược mới về số hóa nông thôn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn hiện đại với 3 mục tiêu và 10 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đối với Việt Nam, khoảng 65,4% số dân đang sinh sống ở khu vực nông thôn, GDP của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 11,8% GDP (chưa kể đến yếu tố lan tỏa của lĩnh vực này tới các lĩnh vực khác trong nền kinh tế). Lao động lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn năm 2022 chiếm 27,6% tổng lao động, xuất khẩu nông nghiệp đạt 23,5 tỷ USD năm 2022. Trong 3 năm qua, nông nghiệp vẫn là điểm tựa quan trọng của nền kinh tế khi những lĩnh vực trước đây được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế đang bị chậm lại. Nếu lĩnh vực ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế và đi tiên phong trong chuyển đổi số thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được coi là trụ đỡ và có vai trò quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam, do đó cần triển khai tài chính toàn diện, đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.
Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Theo đồng chí Nguyễn Đức Hiển, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, khâu trung gian vẫn có tỷ lệ lớn. Vì vậy, người nông dân cần chuyển đổi số, bán hàng trên môi trường điện tử nhằm rút ngắn khâu trung gian, gia tăng giá trị nông sản của chính mình, đa dạng khách hàng. Việt Nam xác định chuyển đổi số là toàn dân, toàn diện, rút ngắn chuyển đổi số đặc biệt cho nông nghiệp, bởi tính chất ngành nghề và những đóng góp của nông nghiệp là lớn.
Đoàn Chủ tọa Hội thảo
Để thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Đảng, Phó Trưởng Ban Nguyễn Đức Hiển đánh giá cao vai trò của Hội thảo “Chuyển đổi số ngân hàng, tài chính và cơ hội của nông dân” trong chuỗi hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam, hội thảo đã đã kết nối giữa hai lĩnh vực có vai trò, vị trí rất quan trọng của nền kinh tế trong hoạt động chuyển đổi số, giúp nhìn nhận lại những vấn đề về thể chế, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, các ý kiến trong hội thảo cũng chỉ ra, mặc dù đã có kế hoạch chuyển đổi số ở cấp quốc gia cũng như các bộ, ngành, nhưng một số vấn đề về thể chế vẫn chưa được hoàn chỉnh (như block chain, sand box, an toàn, bảo mật, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc sản phẩm). Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, cần xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (như phổ cập 4G, 5G, trang bị điện thoại thông minh cho nông dân); ngân hàng và cơ quan quản lý nên nghiên cứu, thiết kế các nền tảng, phần mềm đơn giản, dễ sử dụng, dễ kết nối cho người nông dân; phát triển kinh tế số ở nông thôn; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn đối với nông dân.
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, mục tiêu của Việt Nam về phát triển kinh tế số là năm 2030 sẽ có 30% giá trị của kinh tế số đóng góp vào GDP. Năm 2022 đang là 14,3%, còn 8 năm nữa, mục tiêu đạt 30% GDP là thách thức rất lớn. Chính vì vậy, hai lĩnh vực là tài chính ngân hàng và nông dân, nông thôn cần ưu tiên và nếu sớm vào cuộc nhanh và cụ thể thì mục tiêu này mới có thể đạt được.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
Đồng chí cũng cho biết, Ban Kinh tế Trung ương đang xây dựng Báo cáo đánh giá 04 năm tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết 52-NQ/TW, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp, chắt lọc và tiếp thu ý kiến, khuyến nghị tại hội thảo hôm nay trong quá trình xây dựng Báo cáo.
Bà Mai Thị Thanh Bình - Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin Truyền thông).
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm về lợi ích của chuyển đổi số ngân hàng, tài chính đặc biệt ở khu vực nông thôn. Các chuyên gia công nghệ, ngân hàng, doanh nghiệp cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong khuôn khổ pháp lý về luật giao dịch điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử, tình trạng mất cắp tài khoản, mua bán dữ liệu… Qua đó đề xuất, kiến nghị về những giải pháp giải quyết những vướng mắc về khung pháp lý cũng như nguồn lực tài chính, hạ tầng viễn thông cho chuyển dổi số tài chính, ngân hàng tại khu vực nông thôn diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn. Qua hội thảo, người nông dân cũng nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số để tích cực thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và đẩy mạnh giao thương với thị trường thế giới./.
Ông Hoàng Minh Tế, PTGD Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Quang cảnh hội thảo
Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế