Thực hiện Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2024, các Kế hoạch của Bộ về khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 84/2020/NĐ-CP, Bộ GDĐT đã thành lập Đoàn khảo sát, kiểm tra thực hiện công tác tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật tại Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp.
Quang cảnh buổi làm việc
Theo báo cáo của Sở GDĐT Đồng Tháp, hiện nay 100% đơn vị trường học đã triển khai rà soát, cập nhật nội dung chương trình, sách giáo khoa tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường hằng năm và gắn với thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với mỗi nhà trường và địa phương trong đó chú trọng các nội dung dạy và học pháp luật phù hợp với các độ tuổi của học sinh.
Hệ thống tài liệu, trang thiết bị hỗ trợ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường đạt được nhiều kết quả nổi bật. Hiện nay, toàn tỉnh có 100% cơ sở giáo dục trang bị Tủ sách pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Sở GDĐT hướng dẫn xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Tủ sách pháp luật của các nhà trường thường xuyên được bổ sung tài liệu, danh mục, thiết bị phục vụ công tácphổ biến, giáo dục pháp luậttại các đơn vị.
Tỉnh Đồng Tháp cũng triển khai nhiều mô hình hay, cách làm việc hiệu quả về phổ biến, giáo dục pháp luậttrong nhà trường. Phối hợp với ngành công an địa phương và các ngành hữu quan tổ chức tốt công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm, phòng chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục.
Đại diện Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp báo cáo tại cuộc làm việc
Đánh giá về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 2022-2023 và 2023-2024, đại diện Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp chỉ ra nhiều thuận lợi,trong đó việc được Bộ GDĐT, UBND tỉnh và các Sở, ngành có liên quan thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luậttrong nhà trường đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để Đồng Tháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậttrong nhà trường.
Ghi nhận,đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh Đồng Tháp trong hai năm học 2022-2023 và 2023-2024, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung vào các giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế địa phương.
Đề xuất tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở GDĐTvà Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Thứ trưởng gợi mởviệc đưa đại diện của Sở GDĐT vào Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luậtđể chủ động đề xuất các hoạt động phù hợp với phạm vi quản lý, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và nguồn lực từ các tổ chức này.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại cuộc làm việc
Thứ trưởng cũng đề nghịtỉnh Đồng Tháptăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục có thể tổ chức các hoạt động đa dạng, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Việc nghiên cứu, phát triển các mô hình xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luậtcũng là một giải pháp quan trọng giúp phong phú hóa công tác này và phần nào khắc phục khó khăn về kinh phí.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng lưu ý việc tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, giáo viên, báo cáo viên pháp luật thường xuyên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, cần tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, lồng ghép hoạt động này vào các hội nghị, tập huấn chuyên môn, cũng như trong các chương trình giáo dục pháp luật chính khóa và ngoại khóa.
Cuối cùng, Thứ trưởng khuyến nghị tỉnh cần quan tâm phát triển và nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luậthiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong cộng đồng.