Báo cáo tại cuộc họp p, đồng chí Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật cho biết, việc xây dựng định hướng nội dung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật...
đồng chí Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật báo cáo tại cuộc họp. Ngoài việc sửa đổi toàn diện, thay thế Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL năm 2020, nội dung Luật mới sẽ bổ sung thêm một số nội dung như: trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng, thi hành pháp luật; các điều kiện bảo đảm cho công tác xây dựng, triển khai thi hành VBQPPL...
Tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, tập trung cho ý kiến đối với các nội dung chính sách cụ thể và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp, chính sách mới cho đề nghị xây dựng Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi). Đồng thời, các đơn vị đã gửi văn bản góp ý về cho Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật để kịp thời nghiên cứu, tổng hợp.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận cuộc họp. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các thành viên Tổ công tác cần tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi); trong đó chú trọng đến các chính sách lớn và các chính sách cụ thể bám sát nội dung tại Nghị quyết số 27-NQ/TW; tiếp tục rà soát, chọn lọc, sắp xếp theo thứ tư ưu tiên, tránh trùng lắp trong nội dung các chính sách.
Để đảm bảo vấn đề kinh phí trong quá trình xây dựng, Thứ trưởng đề nghị Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ nghiên cứu, đề xuất phương án để tìm giải pháp tối ưu, phù hợp với thực tiễn cho vấn đề bố trí kinh phí trong công tác xây dựng pháp luật.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị Tổ công tác tiếp tục rà soát, nghiên cứu một số nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng định hướng chính sách của Luật, như vấn đề kiểm soát quyền lực; trách nhiệm xử lý kiến nghị của các Bộ, ngành; trọng dụng nhân tài trong quá trình xây dựng pháp luật; đảm bảo phản ánh chính sách kịp thời,... từ đó nhanh chóng chỉnh lý, hoàn thiện các Báo cáo trình xin ý kiến Ban cán sự Đảng.
Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) được dự kiến xây dựng theo 03 nhóm chính sách lớn, trên cơ sở bám sát quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Báo cáo số 134/BC-CP ngày 09/4/2024 của Chính phủ: (1) Tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đúng đắn, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng pháp luật, giảm tầng nấc, loại hình VBQPPL, xác định đúng, rõ các cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL; (2) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; (3) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, gắn với xây dựng pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật; siết chặt kỷ cương kỷ luật gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật, hiện đại hóa phương thức, phương tiện xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. |
Thu Nga - Trung tâm Thông tin