Ảnh: Quang cảnh buổi Tọa đàm
Phát
biểu đề dẫn tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Lê Văn Chiến, Viện trưởng Viện Lãnh đạo
học và Chính sách công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Trong
những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó
lường, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân tỉnh Cà Mau. Những diễn biến bất lợi về thời tiết, khí hậu
ngày càng cực đoan đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dân sinh, bảo vệ an toàn đời sống, tài
sản của nhân dân. Trong bối cảnh đó, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế nhanh,
bền vững thì công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường thích ứng với biến
đổi khí hậu là nhiệm vụ hết sức cấp thiết hiện nay, đòi hỏi chính quyền phải
hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm và
cần những giải pháp mang tính hệ thống. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát
triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong điều kiện hiện
nay là một trong những giải pháp tổng quát, cần thiết hiện nay.
Ảnh: PGS.TS
Lê Văn Chiến, Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi Tọa đàm
Để
có căn cứ khoa học đề xuất với Đảng, Nhà nước những giải pháp tiếp tục nghiên
cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu, cuộc Tọa đàm mong muốn được lắng nghe các ý kiến
phân tích sâu sắc các diễn biến của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết
cực đoan, tình trạng ô nhiêm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường nước, nước
biển dâng trên địa bàn của tỉnh; các chủ trương, chính sách và thực trạng thực
thi chính sách bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn
tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. Tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu, vận dụng và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu như thế nào? Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình, bối cảnh của tỉnh Cà
Mau thời gian tới, các nhà quản lý, hoạt động thực tiễn và các nhà khoa học
thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát triển
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu tại Cà Mau trong thời gian tới.
Báo
cáo tại buổi Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Hồng Vệ, Tỉnh ủy viên, Phó
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thay mặt
lãnh đạo tỉnh thông tin về những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
tại Cà Mau. Cụ thể, trong những năm qua, tỉnh luôn tập trung triển khai
và tổ chức thực hiện các chủ trương, văn bản chỉ đạo của trung ương và của tỉnh
về bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống
thiệt hại do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; khai thác, sử dụng tài
nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm
môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống,
duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới phát triển kinh tế thân thiện với môi
trường. Thường xuyên lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường trong xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện
quy hoạch ngành, lĩnh vực; kịp thời triển khai các giải pháp thiết thực để bảo
vệ môi trường, ứng phó có hiệu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Về lĩnh vực môi trường: Năm
2016, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường và Tổ kiểm tra
liên ngành về bảo vệ môi trường và đã ban hành Đề án thành lập Tổ tự quản về bảo
vệ môi trường. Các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường giúp nông dân nâng
cao nhận thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom bao gói thuốc về
nơi chứa; ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và các công nghệ xử lý chất thải
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các trang trại (mô hình sử dụng chất đệm sinh
học trong chăn nuôi, mô hình biogas, xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình…); chất
thải trong nuôi tôm được tăng cường kiểm soát, hạn chế thải trực tiếp ra sông rạch,
đặc biệt trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh…
Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị được tổ chức
ở hầu hết các đô thị trong tỉnh. Năm 2023, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị
được thu gom, xử lý đạt 88%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý
đúng quy định đạt 100%. Chất thải nguy hại được quản lý chặt chẽ, các cơ sở đều
đăng ký Sổ chủ nguồn thải, thực hiện thu gom, phân loại, dán nhãn và bố trí kho
chứa theo quy định. Thực hiện thủ tục chủ trương đầu tư Dự án nhà máy xử lý chất
thải rắn phát điện Cà Mau, tổng vốn đầu tư 737 tỷ đồng, dự báo tổng lượng chất
thải rắn thu gom xử lý khoảng 1.213 tấn/ngày,
giai đoạn đến năm 2030 khoảng 1.870 tấn/ngày.
Thực hiện thí điểm 05 mô hình phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn ở các nhóm đối tượng khác nhau; phần lớn người dân đồng thuận và
thường xuyên tham gia thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
trong phạm vi thí điểm của mô hình và có khả năng mở rộng sang khu vực lân cận.
Tăng cường chỉ đạo xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
trên địa bàn. Công tác thẩm định, cấp phép thủ tục môi trường được quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện.
Ảnh: Đồng chí Hồ Trung Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại buổi Tọa đàm
Về ứng phó với biến đổi
khí hậu: Hằng năm, tỉnh triển khai Kế hoạch ứng phó với biến đổi
khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, triển khai thực hiện các
dự án nâng cấp đê biển; trồng rừng phòng hộ; xây dựng các khu neo đậu tránh trú
bão, các khu tái định cư; xây dựng kè chống sạt lở (bằng vật liệu địa phương,
kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè áp bờ, kè kiên cố dự ứng lực, kè mềm
giảm sóng)...
Toàn tỉnh có khoảng gần 57 km đê biển Tây được kiên cố
hóa, bên cạnh đó tỉnh đầu tư xây dựng hoàn thành 56,7 km kè bảo vệ với tổng
kinh phí 1.848 tỷ đồng (bờ biển Tây 43,8 km với 1.103 tỷ đồng; bờ biển Đông
12,9 km với 745 tỷ đồng). Những công trình được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn
thiện đã phát huy hiệu quả, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu gây bồi, tạo
bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ. Hiện nay, tỉnh Cà Mau và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục triển khai thực hiện gần 31,2 km,
với kinh phí 1.285 tỷ đồng (bờ biển Tây 12,5 km, với 318,7 tỷ đồng; bờ biển
Đông 18,6 km với 966,3 tỷ đồng).
Thực hiện di dời 1.697 hộ dân với tổng kinh phí hỗ trợ
trực tiếp công tác di dời 33.940 triệu đồng (khu tái định cư Hương Mai, Lung
Ranh, Khu dự án kè cấp bách Tân Thuận, Khu Vàm kênh tư Khánh Hải, Khu xen ghép
Khánh Bình Tây...), đảm bảo ổn định nơi ở, đời sống, an toàn về tài sản, tính
mạng cho người dân trước các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu lên khu vực
ven biển, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ
môi trường sinh thái, tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng cho khu vực ven biển.
Đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành 214 cống ngăn mặn,
ngăn triều cường, điều tiết nước phục vụ sản xuất và 24 trạm bơm tiêu thoát nước
ngập úng. Riêng đối với công trình bờ bao, cống, nạo vét kênh mương... hàng
năm, thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch
vụ công ích thủy lợi, tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh thực hiện đầu tư
99 công trình với tổng mức đầu tư được duyệt hơn 189 tỷ đồng, cơ bản đảm bảo
các công trình đê điều và phòng, chống thiên tai được vận hành hiệu quả.
Tuy
nhiên, công
tác kiểm tra, kiểm soát các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tuy đã được
quan tâm chỉ đạo nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm. Nhận thức của một số cấp ủy,
chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ,
thống nhất. Công tác thu gom, xử lý chất thải ở địa bàn nông thôn, vùng sâu,
vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; việc thu gom và xử lý chất thải nguy hại còn hạn
chế. Nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý và thải trực tiếp ra sông rạch,
dẫn đến nguồn nước một số nơi bị ô nhiễm. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp chưa
được tập trung vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, gây khó khăn trong việc
quản lý xả thải. Phần lớn nước thải, chất thải từ sản xuất công nghiệp xử lý
chưa triệt để, còn nhiều cơ sở công nghiệp nhỏ, phân tán không có hệ thống xử
lý nước thải tập trung. Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai chủ yếu tập
trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả, chưa chú trọng đúng mức đến chủ động
phòng ngừa. Mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng trên địa bàn tỉnh còn thiếu
hoặc đã xuống cấp, gây khó khăn cho công tác dự báo…
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu
đã tập trung thảo luận, trao đổi và đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường công tác bảo vệ môi trường và tăng cường thích ứng với phát triển việc
nghiên cứu, vận dụng và phát triển
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ
môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Cà Mau thời
gian tới.