Sign In

Vận dụng tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tham mưu trên lĩnh vực công tác dân vận trên địa bàn tỉnh hiện nay

16:19 23/09/2024
Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong tác phẩm, có đề cập nhiều nội dung; trong đó, nội dung về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Việc vận dụng nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tham mưu trên lĩnh vực công tác dân vận trên địa bàn tỉnh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

    Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là tài liệu quý để giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân ta trong cả nước về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội; tạo nên sự đồng thuận xã hội để khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

     Trong Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư đã khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” [1]. Từ đó, Tổng Bí thư đã chỉ đạo “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[2].

     Trong Bài phát biểu Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, bản chất cách mạng, tiến tiền phong, gương mẫu, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh của tác phẩm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập; cán bộ, đảng viên giữ nhiều trọng trách, thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ của tiền bạc, của cải vật chất, quyền lực, lợi ích cá nhân, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện và học tập thì rất dễ bị thoái hóa, biến chất”[3]Vì vậy, mục đích hướng tới của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là xây dựng “Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”[4].

     Trong Bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" khi nói về vai trò của Nhân dân, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã khẳng định: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên. Để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, phải kiên quyế tích cực làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, khắc phục các hiện tượng sa sút, thoái hóa về phẩm chất, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố và xây dựng các tổ chức đảng thật trong sạch, vững mạnh, làm cho Đảng thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [5].

     Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và vận dụng nội dung Bài viết "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới" trong tác phẩm của Tổng Bí thư; thời gian qua, công tác dân vận của hệ thống chính trị tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được khơi dậy và phát huy, góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước có nhiều đổi mới theo hướng gắn liền với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, địa phương, đơn vị; nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo tham mưu cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị chính đáng của Nhân dân thấu tình, đạt lý; củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, tạo sự đồng thuận xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

    Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trên các lĩnh vực; công tác đối thoại với Nhân dân đạt nhiều kết quả. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được triển khai sâu rộng, hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo được triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo duy trì và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vai trò, vị trí của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng được nâng cao. Mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng càng thêm gắn bó...; góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; vào kết quả của sự nghiệp đổi mới của Đảng, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân [6].

    Để thực hiện tốt công tác dân vận theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ tỉnh, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảngcần làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó, coi trọng công tác cán bộ;  Bác Hồ nói: “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho Nhân dân. Nói hay mà không làm thì vô ích. Đó là một tật xấu”  và “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [7].

    Thời gian tới; cả hệ thống chính trị trong tỉnh cần tăng cường phối hợp công tác tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

    - Tăng cường công tác tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo. Trọng tâm là: Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI; Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII; Kết luận số 21-KL/TW; Nghị quyết 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Kết luận số 43-KL/TW, ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Kết luận số 65-KUTW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới”; Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc “ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Chỉ thị số 33/CT-TTg, ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ  về “tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”…, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

     - Tập trung phối hợp tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Nghị quyết số 19- NQ/TU, ngày 25/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khoá XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 “về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; Kết luận số 14-KL/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 16/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII); Quy chế số 06 -QC/TU, ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Ninh Thuận”; Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 02/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”; Chỉ thị 36-CT/TU, ngày 21/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp đến năm 2025 và những năm tiếp theo”gắn với chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu về thực hiện công tác dân vận; đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp trong tình hình mới.

     - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tích cực, chủ động phối hợp nắm tình hình, nghiên cứu, tham mưu đề xuất Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo thực hiện tốt về công tác dân vận, trong đó có công tác dân vận của các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp; công tác dân tộc, công tác tôn giáo; đảm bảo xuất phát từ lợi ích của Nhân dântheo quan điểm của Đảng ta “Mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân”. Chỉ đạo cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương mới của Đảng về dân vận thành thành các chương trình, kế hoạch cụ thể, để các cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân thực hiện. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu tố của dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là chiến sĩ trong công tác dân vận; trong học tập, làm việc và trong đời sống, phải gương mẫu theo phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

    - Tham mưu cấp uỷ chỉ đạo thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với các địa phương để thực hiện công khai, minh bạch ngay từ đầu cho Nhân dân biết về những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước; các chương trình phát triển khinh tế - xã hội của tỉnh; các dự án sắp triển khai trên địa bàn; đồng thời, phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, vận động, gải thích, thuyết phục nhằm tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và giải quyết kịp thời những nguyện vọng, bức xúc chính đáng của Nhân dân. Việc tổ chức bồi thường khi thu hồi đất để triển khai các chương trình, dự án cần thực hiện thống nhất giữa các ngành, đơn vị, địa phương và chính sách bồi thường phải phù hợp với thực tế theo quan điểm tất cả vì lợi ích của Nhân dân; đảm bảo cuộc sống của người dân về nơi ở mới được ổn định, có mức sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ; để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần hạn chế khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

    - Tham mưu chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; đa dạng hoá các hình thức tập hợp Nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm, tình hình cụ thể. Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể các cấp vững mạnh; có cơ chế, chính sách thu hút người có năng lực, có uy tín, kinh nghiệm làm công tác dân vận. Chú trọng công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. Khắc phục tình trạng đưa cán bộ phẩm chất, năng lực yếu kém và không có uy tín về làm công tác dân vận.

    - Tham mưu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với đồng bào các dân tộc, tín đồ các tôn giáo nhằm phát huy vai trò của trưởng tộc họ, già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chức sắc, chức việc, tín đồ tiêu biểu, cốt cán trong tôn giáo để tuyên truyền, vận động bà con phát huy truyền thống đoàn kết, làm tốt việc đạo, việc đời; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương trong tỉnh. Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, phát triển đảng viên và phân công nhiệm vụ đảng viên là người dân tộc thiểu số, người có đạo trong tuyên truyền, vận động Nhân dân. Vận động cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, Nhân dân và cả xã hội đồng thuận triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đóng góp với cộng đồng xã hội để chung tay xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, lịch sự và thân thiện; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; xây dựng quê hương Ninh Thuận phát triển nhanh, bền vững.

     Thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên sẽ góp phần thực hiện tốt công tác dân vận theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 của đã đề ra; góp phần quan trọng trong việc “xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy truyền thống đoàn kết; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, kinh tế biển là động lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh; phấn đấu xây dựng Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước…” [8].

  [1] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, trang 51.

    [2] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, trang 52, 53.

   [3] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, trang 225.

   [4] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, trang 226.

    [5] Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, trang 261, 262.

    [6] Tỉnh uỷ Ninh Thuận, Báo cáo số 474-BC/TU, ngày 28/6/2024.

    [7] Hồ Chí Minh nói về đạo đức cách mạng” (2007), NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr 113 và tr 129.

    [8] Tỉnh uỷ Ninh Thuận (2020), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, tr 07.

Tác giả: Đổng Văn Dinh

Tag:

File đính kèm