Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Hà Nội, tham dự cuộc họp có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, đại diện lãnh đạo các đơn vị trong toàn Bộ, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và trực tuyến với Cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389, Sở Công Thương của 63 tỉnh thành trên cả nước.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng các đại biểu phải tập trung chỉ rõ các khó khăn, hạn chế và những giải pháp cụ thể liên quan đến công tác quản lý thị trường cũng như bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong những tháng cuối năm. Hội nghị này cũng là dịp để đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện nhiệm vụ từ đầu năm đến nay của lực lượng Quản lý thị trường các địa phương.
|
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại buổi làm việc |
Báo cáo về tình hình quản lý thị trường trong 8 tháng đầu năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết: Thời gian qua, trước nhiều ảnh hưởng của kinh tế, chính trị thế giới với nhiều biến động; xung đột giữa Nga - Ucraina và hậu quả của đại dịch tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội Việt Nam và hoạt động thực thi công vụ của lực lượng quản lý thị trường. Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn diễn biến phức tạp, nhất là đối với mặt hàng lợn, đường cát, thuốc lá điếu, hàng điện tử đã qua sử dụng,…Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gia tăng, những tháng đầu năm 2023, nhiều chủ thể quyền các nhãn hiệu lớn đã làm việc và phản ánh với Tổng cục như: Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Ý...
Đối với công tác đấu tranh với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Điển hình gần đây lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng “truy quét”, “xóa sổ” nhiều tụ điểm kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...như: vụ đồng loạt kiểm tra 3 tổng kho, cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn tại Tuyên Quang; triệt phá cơ sở kinh doanh có 4 kho hàng chứa chữ nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại Thanh Hóa; tấn công, kiểm tra thiên đường mua sắm “Sài Gòn Square” tại TP. Hồ Chí Minh và phát hiện hàng ngàn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam...
|
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu tại buổi làm việc |
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm còn diễn biến phức tạp, nhất là dịp Lễ, Tết. Điển hình như: vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chứa chất cấm ở Hà Nội; cơ sở lưu giữ, bảo quản hơn 53 tấn chân giò hết hạn sử dụng tại Hà Nội; vụ việc 7 tấn lòng lợn đã hư hỏng tại Bắc Ninh; 10 tấn thịt trâu không rõ nguồn gốc ở Lạng Sơn; 4 tấn thực phẩm không đảm bảo chất lượng tại Thái Nguyên; hàng trăm lít rượu không rõ nguồn gốc tại Hà Nội; gần 10 tấn chân gà, nội tạng động vật không đảm bảo chất lượng tại Bắc Giang...
|
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với các lực lượng Quản lý thị trường, Sở Công Thương trên cả nước |
Cơ bản hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cả nước diễn ra bình thường, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông qua thanh tra, kiểm tra lực lượng QLTT còn phát hiện nhiều sai phạm, điển hình như: vụ việc 15.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng tại Bình Dương; vụ việc chuyển cơ quan Công an điều tra dấu hiệu về tội lừa dối người tiêu dùng, thu lợi bất chính trong kinh doanh xăng dầu tại Thạch Thất, Hà Nội...
Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật....