Hội nghị có sự tham dự của Trưởng SOCA 10 nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Đoàn đại biểu đến từ Đông Timo tham gia Hội nghị với tư cách quan sát viên. Đoàn Việt Nam do ông Lưu Quang Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Hội nghị bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và Tự cường”, tập trung vào hai nhóm “Thúc đẩy kết nối” và “Tự cường”. Nhóm “Thúc đẩy kết nối” được xác định có 4 ưu tiên và nhóm “Tự cường” có 5 ưu tiên, trong đó các ưu tiên của trụ cột Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN tập trung vào các lĩnh vực như nâng cao nhận thức, thúc đẩy bản sắc ASEAN, văn hoá – nghệ thuật, y tế, môi trường, thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em.
Tại Hội nghị, các quan chức SOCA đã rà soát về tiến độ thực hiện Kế hoạch tổng thể ASCC 2025, các công việc liên ngành, liên trụ cột của ASCC, xem xét và thống nhất về danh mục các văn kiện, Tuyên bố của ASCC dự kiến trình lên các nhà Lãnh đạo Cấp cao ASEAN thông qua hoặc ghi nhận trong năm 2024. Với sự hỗ trợ tích cực từ Ban Thư ký ASEAN và những nỗ lực từ các cơ quan chuyên ngành thuộc ASCC, 99% Biện pháp chiến lược của Kế hoạch tổng thể đã hoàn thành hoặc đang được triển khai, trong đó ghi nhận tiến độ tích cực trong việc thực hiện các kế hoạch công tác chuyên ngành với sự phân bổ đồng đều các hoạt động và đã đạt 78% tỷ lệ thực hiện trên tổng số tất cả các dòng hành động. Hội nghị khuyến khích đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện, đặc biệt lưu ý đến các hoạt động chưa được triển khai và chuẩn bị cho đánh giá cuối kỳ Kế hoạch tổng thể.
Về Kế hoạch chiến lược ASCC 2025, các quan chức SOCA thành lập một Nhóm công tác đặc biệt để xây dựng Kế hoạch và triệu tập cuộc họp lần thứ 2 của Nhóm trong khuôn khổ Hội nghị ASCC lần thứ 31. Trên cơ sở báo cáo kết quả Cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác diễn ra theo hình thức trực tuyến vào tháng 2 năm 2024, Cuộc họp thứ hai lần này tập trung thảo luận về bố cục của Kế hoạch với các mục tiêu chiến lược gắn với các mục tiêu về ASCC được nêu trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN (ACV) 2045. Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược, các biện pháp/dòng hành động cụ thể được xây dựng có tính đến việc kết nối, kế thừa các dòng hành động của Kế hoạch tổng thể ASCC 2025 và hiện thực hóa các Tuyên bố liên quan của ASCC. Cuộc họp đã dành phần lớn thời gian trao đổi, đi vào cụ thể từng biện pháp/dòng hành động, đồng thời, xác định rõ sự tham gia
của tất cả các cơ quan chuyên ngành liên quan thuộc Cộng đồng cùng các biện pháp đánh giá kết quả thực hiện. Cuộc họp thống nhất với Bản dự thảo đầu tiên của Kế hoạch chiến lược ASCC sau 2025 với 129 biện pháp/dòng hành động, trong đó có 19 biện pháp xuyên trụ cột và nhất trí với kế hoạch tổ chức Cuộc họp Nhóm công tác lần thứ 3 và thứ 4 lần lượt tại Malaysia (dự kiến tháng 4/2024) và tại Brunei Darusalam (dự kiến tháng 5 hoặc 6/2024).
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị cũng đã tập trung xem xét và thảo luận đối với các công việc liên ngành, liên trụ cột của ASCC như Khung phục hồi tổng thể ASEAN (ACRF) và Kế hoạch thực hiện, Khuôn khổ nền kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), việc gia nhập ASEAN của Đông Timo, Kế hoạch tổng thể ASEAN 2025: Lồng ghép quyền của người khuyết tật, Chương trình nền tảng nghiên cứu và phát triển của ASCC, Triển vọng Phát triển ASEAN, tiến độ thực hiện Tuyên bố Bandar Seri Begawan về Sáng kiến chiến lược và toàn diện nhằm liên kết các ứng phó của ASEAN với các tình huống khẩn cấp và thảm họa (ASEAN SHIELD), Hướng dẫn chiến lược về Thúc đẩy một Cộng đồng ASEAN thích ứng với sự hiểu biết, khoan dung hơn và ý thức hơn về các chương trình nghị sự khu vực giữa các dân tộc ASEAN và tình hình cử các cán bộ của ASCC tới làm việc tại các Uỷ ban các Đại diện Thường trực tại ASEAN (CPR).
Cuối cùng, các quan chức SOCA đã thảo luận và đi đến thống nhất đối với Danh mục các văn kiện, Tuyên bố để trình lên Hội nghị Hội đồng ASCC lần thứ 31 xem xét, trong đó đặc biệt lưu ý đến các văn kiện, Tuyên bố sẽ đệ trình lên Hội Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 vào cuối năm na