|
Quang cảnh phiên thảo luận tiểu chủ đề 2 |
Tiểu chủ đề 2: Đổi mới quản trị công nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do TS Alice TE, Hiệp hội Hành chính công Hồng Kông và PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, Học viện Hành chính Quốc gia đồng điều hành thảo luận.
Tại phiên buổi sáng có 10 bài tham luận của các học giả đến từ Phi-lip-pin, Việt Nam với các chủ đề: “Đổi mới quản trị công hướng tới phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Logic của trò chơi hai cấp độ”; “Tái cấu trúc cung cấp dịch vụ công để quản trị công tốt hơn: Trường hợp của Việt Nam”; “Sự năng động kinh tế của tỉnh Quirino trong bối cảnh đại dịch: Xuất phát điểm với vị thế tỉnh có năng lực cạnh tranh ở Philippines”; “Chuyển đổi số và đổi mới số trong khu vực công thúc đẩy quản trị công tốt ở Việt Nam”.
Tại phiên thảo luận do TS Peter Fong, Hiệp hội Hành chính công Hồng Kông và PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, Học viện Hành chính Quốc gia đồng điều hành: Các tham luận đến từ Việt Nam, Phi-lip-pin, Ca-na-đa, In-đô-nê-xi-a, với các chủ đề: “Một số đề xuất thực hiện quản trị nhà nước ở Việt Nam theo nhận thức của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”; “Hướng tới khung thể chế lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào quy hoạch năng lượng địa phương: Bài học của Bohol và Palawan”; “Trí tuệ nhân tạo trong quản trị: Hiện trạng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở Ca-na-đa”; “Làng Disiplina: Hướng tới Dự án Nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước của thành phố Valenzuela nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ cơ bản của chính quyền địa phương”; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hướng tới mục tiêu quản trị địa phương tốt”; “Đổi mới bồi dưỡng lãnh đạo ở In-đô-nê-xi-a: Thúc đẩy cải cách hành chính và các ưu tiên phát triển”.
Tại phiên thảo luận do TS Michville Rivera, Chính quyền địa phương Valenzuela, Phi-lip-pin và PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải, Học viện Hành chính Quốc gia đồng điều hành: Với 8 bài tham luận đến từ Hàn Quốc, Việt Nam, Phi-lip-pin, Nepal, Ấn Độ xoay quanh nội dung: “Tác động của mô hình tiết kiệm tới sự độc lập và định hướng tương lai của thanh niên ở Hàn Quốc: Phân tích giai cấp tiềm ẩn (LCA)”; “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các tỉnh đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở Việt Nam”; “Tầm quan trọng của việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững nhằm tăng trưởng quốc gia thời hậu Covid-19: Nghiên cứu thực nghiệm từ Việt Nam”; “Tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi tới sự hài lòng với công việc và hành vi công vụ chủ động của các công chức trực tiếp cung cấp dịch vụ”; “Sắp xếp thể chế thực hiện Chương trình hỗ trợ cộng đồng (RCSP) và Quỹ hỗ trợ của chính quyền địa phương - Hỗ trợ cho Chương trình phát triển xã ở Tây Visayas”; “Các yếu tố tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của các hợp tác xã quy mô lớn ở Vùng 1”; “Áp dụng công nghệ và chuyển đổi kỹ thuật số để thúc đẩy quản trị công tốt trong bối cảnh Nepal”; “Quản trị công ở cấp cơ sở: Nghiên cứu trường hợp của Hội đồng làng ‘Ngopa’, Mizoram, Ấn Độ”.
|
Các đại biểu tham gia thảo luận tại tiểu chủ đề 2 |
Trong các phiên thảo luận tiểu chủ đề 2 ngày 18/10, các đại biểu tham dự đã có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề mà các diễn giả trình bày, các học giả tham gia thảo luận sôi nổi, cung cấp thông tin, chia sẻ tầm nhìn chiến lược, kiến giải các giải pháp và các khuyến nghị chính sách để quản trị công mỗi quốc gia, trong khu vực và toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững. Sau 01 ngày làm việc, các phiên thảo luận chuyên sâu trong khuôn khổ Hội nghị EROPA 2023 đã đạt được thành công với các nội dung, yêu cầu đề ra./.
Hà Linh