Tham dự Hội nghị còn có hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII xác định, hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
CMCN lần thứ tư là cơ hội, nhưng cũng đặt ra những yêu cầu đột phá về thể chế cho khoa học công nghệ số, qua đó thực hiện đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị, và đó là phương thức để thúc đẩy phát triển đất nước đột phá trong giai đoạn hiện nay.
Thứ trưởng cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, với sự quyết tâm, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm ủng hộ của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, Bộ TT&TT đã nỗ lực, xây dựng dự thảo, đề xuất với Chính phủ và được Quốc hội xem xét thông qua một số luật, như: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) và vào sáng mai 24/11/2023, Quốc hội sẽ thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu bế mạc hội nghị
Hội nghị đã nghe giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2021 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và định hướng cơ bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, hội nghị cũng được nghe đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về công tác pháp chế của Bộ trong năm 2023, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5
Hội nghị cũng dành thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị, đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
* Tính đến ngày 20/11/2023, Bộ TT&TT đã ban hành 12 thông tư và thẩm định 17 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ TT&TT. Tiến hành duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật tại trang thông tin điện tử của Bộ (trang tin điện tử: mic.gov.vn) tại mục Văn bản quản lý và Văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp nhận, giải đáp về chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động doanh nghiệp và người dân qua hình thức trả lời điện thoại, tại các chuyên mục trên công thông tin điện tử của Bộ tại các mục: “Trả lời kiến nghị”, “Trao đổi hỏi đáp”. Tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc nâng cấp, duy trì, vận hành và cập nhật chuyên mục/trang Chính sách pháp luật Thông tin và Truyền thông năm 2023. |