Sign In

Chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”: Khẳng định truyền thống lịch sử, văn hóa sâu, rộng - “sức mạnh nội sinh” đưa Hải Phòng phát triển mạnh mẽ

08:45 11/05/2024
(HPĐT)- Tối 11-5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (huyện Thuỷ Nguyên), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố long trọng tổ chức chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Hoạt động được tổ chức gắn với kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13-5-1955 - 13-5-2024) và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. 

 

Đón nhận Quyết định của UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam

 
 

Màn pháo hoa đặc sắc tại chương trình.

 

Tới dự và chung vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cảng có đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và một số tỉnh, thành phố bạn; các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam; các tỉnh, thành phố nước ngoài kết nghĩa với Hải Phòng; đại diện Câu lạc bộ cựu cán bộ thành phố Hải Phòng tại Hà Nội, Hội đồng hương Hải Phòng tại các tỉnh, thành phố; Hội cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Về phía thành phố có các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó bí thư Thường trực Thành ủy; Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, các Phó chủ tịch HĐND, UBND thành phố; nguyên lãnh đạo thành phố, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện; đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiêu biểu trên địa bàn thành phố; đại diện kiều bào Hải Phòng ở nước ngoài cùng đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

 

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố và đại biểu dự chương trình.

 

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ dự và chung vui với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Cảng. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo một số Ủy ban của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và các tỉnh, thành phố bạn; đại diện các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố nước ngoài kết nghĩa với Hải Phòng; đại diện Câu lạc bộ cựu cán bộ thành phố Hải Phòng tại Hà Nội, Hội đồng hương Hải Phòng tại các tỉnh, thành phố; Hội cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc.

Về phía thành phố có các đồng chí: Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; Nguyễn Văn Tùng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Đỗ Mạnh Hiến, Phó bí thư Thường trực Thành ủy; Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, các Phó chủ tịch HĐND, UBND thành phố; nguyên lãnh đạo thành phố, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện; các nhà tài trợ, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiêu biểu trên địa bàn thành phố, đại diện kiều bào Hải Phòng ở nước ngoài, cùng đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Ngay từ 16 giờ, dòng người đông đảo từ khắp nơi náo nức đổ về khu đô thị mới Bắc sông Cấm chờ đón chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”. Trước giờ khai mạc, tại quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính vớisức chứa 18 nghìn người, khán đài 10 nghìn chỗ ngồi (gấp đôi so với năm 2023) không còn chỗ trống.

Trên “phông nền” là công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính hiện đại, sân khấu khổng lồ được thiết kế hình bông hoa phượng bừng nở, vươn lên khớp với tòa nhà, tạo cảm quan về Hải Phòng đang vươn lên mạnh mẽ, ngập tràn sức sống. Kết hợp thực cảnh cùng công nghệ thực tế ảo (AR) với các lớp diễn từ cao xuống thấp biểu thị kết nối trục thời gian: Quá khứ, hiện tại, tương lai của miền đất nơi cửa biển, chương trình nghệ thuật “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” diễn ra với thời lượng 80 phút. Liên khúc “Ngẫu hứng miền cửa biển” và “Tráng ca miền cửa biển (sáng tác Xuân Bình, Huy Tuấn) mở màn ấn tượng chương trình đêm hội.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố phát biểu khai mạc chương trình.

 

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh: Hải Phòng được biết đến từ thời Nữ tướng Lê Chân khai hoang, lập trang An Biên. Thành phố có dòng sông Bạch Đằng lịch sử với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong công cuộc giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hải Phòng tiếp tục là địa phương “đi trước về sau”, vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc trong những năm kháng chiến cứu nước; là nơi có nhiều đột phá trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đã gợi mở và góp phần với Trung ương để ban hành Chỉ thị 100 và Nghị quyết 10 về khoán trong nông nghiệp. Trong nhiều năm gần đây, kinh tế- xã hội của thành phố luôn phát triển mạnh mẽ và đột phá, với 9 năm liền bình quân tăng trưởng GRDP đạt 12,7 %/năm.

Nêu rõ Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 mang dấu ấn đặc biệt với việc thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cùng đón nhận Quyết định của UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố thông tin: Từ năm 1992, tỉnh Quảng Ninh lập hồ sơ trình và được UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994; lần thứ hai được ghi danh vào năm 2000. Để tiếp tục nâng tầm, phát huy giá trị nhiều mặt của vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà, từ năm 2011, Quảng Ninh và Hải Phòng thống nhất và song hành lập hồ sơ trình UNESCO để Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào ngày 16-9-2023.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng gửi lời cảm ơn trân trọng tới UNESCO, Chính phủ, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch,  Bộ Ngoại giao và các tổ chức khác đã quan tâm giúp đỡ 2 địa phương. Đồng thời, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh: Hải Phòng cùng Quảng Ninh sẽ xây dựng chương trình hành động, nhằm bảo tồn, phát huy tối đa giá trị của di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Đồng chí khẳng định, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, thành phố luôn coi trọng giá trị văn hóa và đời sống tinh thần của người dân vì “Văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển”. Truyền thống lịch sử - văn hóa - con người Hải Phòng cùng những di sản văn hóa đã được vinh danh sẽ là tiền đề, là động lực quan trọng để thành phố phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực sự trở thành động lực phát triển của cả nước.

 

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao bằng chứng nhận và tặng hoa chúc mừng.

 

Tại chương trình, đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam trao bằng công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam. Đây là thành quả của hơn 12 năm nỗ lực chuẩn bị hồ sơ đệ trình cũng như vận động, bảo vệ, gìn giữ di sản của các cấp, các ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng; là minh chứng về sự liên kết hợp tác hiệu quả giữa 2 địa phương Hải Phòng - Quảng Ninh và sự chung tay của các doanh nghiệp, chính quyền và người dân huyện đảo Cát Hải. Vinh dự này tạocơ hội thiết lập một thương hiệu du lịch quốc tế, cũng đặt ra trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong bảo tồn, phát huy tốt giá trị Di sản thiên nhiên thế giới.

Đánh giá cao những nỗ lực phi thường của Việt Nam và 2 địa phương để Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam thông tin, trong những năm qua, UNESCO đồng hành Việt Nam trong công cuộc gìn giữ, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng các giá trị địa chất đặc biệt của Quần đảo Cát Bà trong bối cảnh phát triển nhanh của vùng Đông Bắc. Với việc được ghi danh vào danh sách di sản thế giới, ôngJonathan Bakerkhẳng định: Quần đảo Cát Bà nhận được sự công nhận cao nhất của UNESCO, trở thành một di sản có giá trị nổi bật toàn cầu của cả nhân loại. Điều này góp phần nâng cao hơn về danh tiếng cũng như mang lại nhiều cơ hội lớn cho Hải Phòng bởi sự quan tâm đặc biệt của công chúng, các đối tác, các nhà đầu tư và du khách. Hợp tác chính là yếu tố then chốt để bảo vệ khu vực di sản, phát huy được giá trị trong đời sống. Ông đề nghị thành phố Hải Phòng, cũng như các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương của Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện 5 khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới trong quyết định ghi danh Di sản thế giới mở rộng từ Vịnh Hạ Long tới quần đảo Cát Bà.

 

Tiết mục văn nghệ tại chương trình.

 

Tiếp nối phần lễ, ba trường đoạn nghệ thuật của chương trình nghệ thuật diễn ra với cấu tứ chặt chẽ, liền mạch, nội dung đặc sắc. Đan xen giữa các video và tiết mục nghệ thuật, chương “Khúc nguyệt cầm của biển” khắc họa vẻ đẹp lãng mạn của một vùng biển mênh mang sóng nước, của đảo Ngọc, gợi mở về quá khứ lịch sử hào hùng cũng như di sản thiên nhiên tồn tại ở nơi đây từ bao đời nay. Dưới ánh trăng huyền thoại, hoạt cảnh “Hải Phòng tiếng vọng ngàn xưa” và các tiết mục hát múa “Hải Phòng trong tim”, “Đêm trăng Cát Bà” do các ca sĩ: Phương Linh, Phạm Thu Hà cùng các màn múa đầy tính lãng mạn, huyền ảo “kể” câu chuyện về nguồn sáng di sản - niềm tự hào của vùng đất nơi cửa biển.

 

Tiết mục do 3 giọng ca nữ NSND Khánh Hòa, ca sĩ Thu Phương, ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện.

 

Từ ánh trăng huyền thoại của chương 1 chuyển giao sang “Mắt ngọc Long Châu” của chương 2, dòng ánh sáng kết nối mạch quá khứ - hiện tại - tương lai của thành phố biển. Chương “Hải Phòng - Rạng rỡ tháng Năm” vẽ nên một Hải Phòng hiện đại, đi vào thơ ca với tên gọi thành phố Hoa phượng đỏ. Các bài hát đi cùng năm tháng về Hải Phòng của những người con thành phố, như: “Bến xuân” (sáng tác Văn Cao), “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” (nhạc Lương Vĩnh, thơ Hải Như)… qua tiếng hát của Tùng Dương, 3 giọng ca nữ NSND Khánh Hòa, ca sĩ Thu Phương, ca sĩ Phạm Thu Hà cùng các video clip “Dấu xưa, hồn phố, trái tim thời đại” và các vũ điệu sôi động đưa người xem về với không khí ngày hội tháng Năm sôi động trên thành phố biển. 

Chương “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” bùng nổ với các bài hát trẻ trung, tràn đầy khát vọng ngày mới, như: Biểu diễn khí nhạc và bài hát “Khát khao phi thường”, “Biển hát chiều nay” (sáng tác Hồng Đăng), “Bật tình yêu lên” (sáng tác Tăng Duy Tân) do các nghệ sĩ NSND Thanh Lam, ca sĩ Erik, Hòa Minzy cùng các vũ đoàn thế hiện những khát vọng mãnh liệt của Hải Phòng trước bình minh mang vận hội, thời cơ mới với những định hướng, tầm nhìn chiến lược, mở ra cánh cửa bước vào tương lai đầy hứa hẹn cho thành phố Cảng.

Đêm hội kết thúc với tiết mục nghệ thuật “Bừng sáng miền cửa biển” do nhạc sĩ Huy Tuấn sáng tác dành riêng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024, cùng với những thông điệp của lễ hội và màn bắn pháo hoa tầm cao xen tầm thấp trong 15 phút rực rỡ bầu trời Hải Phòng, in bóng xuống dòng sông Cấm. Cả thành phố bừng sáng “thắp lên những ngọn lửa” khát vọng, quyết tâm, quyết liệt khẳng định Hải Phòng hôm nay phát huy truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng”, các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời- nguồn sức mạnh nội sinh để toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực đổi mới, dám nghĩ, biết làm, khơi dậy sức mạnh toàn dân, tiếp tực đưa quê hương thân yêu bứt phá phát triển nhanh, bền vững.

 

Đông đảo người dân, du khach thích thú theo dõi chương trình.

 

Đông đảo người dân theo dõi lễ hội qua màn hình LED tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố.

 

 

Tin: Hải Hậu, Ảnh: Duy Thính, Hoàng Phước, Đỗ Hiền

Tag:

File đính kèm