Sign In

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

09:28 03/08/2024

 

Chuyển dịch đúng định hướng

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang chủ động rà soát, chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện của từng vùng, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Từ sản xuất tự phát, manh mún, lạc hậu, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 5.760 ha diện tích đất canh tác ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực chăn nuôi cũng chuyển biến tích cực theo hướng tập trung, quy mô lớn, tỷ lệ chăn nuôi trang trại chiếm trên 90% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh.

Hiện chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển với 150 trang trại đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn trên 8,3 triệu con, chiếm 68,4% tổng đàn; chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 265 trang trại, với tổng đàn trên 714 ngàn con, chiếm 76,7% tổng đàn; chăn nuôi vịt thịt có 80 trang trại, với tổng đàn 863 ngàn con; chăn nuôi bò sữa có 1 trang trại với tổng đàn 491 con.

Bình Dương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, xây dựng nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng là một trong những địa phương đạt kết quả cao trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật để hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Cục Thú y đã công nhận 13 vùng an toàn dịch bệnh đối với cúm gia cầm, Niu-cat-xơn, lở mồm long móng gia súc, dịch tả heo và dại trên chó, mèo.

Riêng chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), từ thực tiễn đã cho thấy các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực triển khai đồng bộ chương trình với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết hài hòa với lộ trình phát triển đô thị của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

Phát huy tiềm lực khoa học công nghệ

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong những năm qua, ngành NN&PTNT tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ mới là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới; chất lượng sản phẩm nông sản được nâng cao, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ.

Có thể khẳng định, những dấu mốc của ngành nông nghiệp Bình Dương không chỉphản ánh sựchuyển dịch đúng hướng, màcòn cho thấy kết quảcủa việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp được Bình Dương tập trung thực hiện. Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với các mục tiêu của chương trình. Nhiều năm liền, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng trưởng không ngừng.

Năm 2023 đạt hơn 80 triệu đồng/năm. Tổng số trang trại nông nghiệp của tỉnh đứng thứ 2 vùng Đông Nam bộ và thứ 5 cả nước; diện tích trồng cao su và sản lượng mủ khô xếp thứ 2; số lượng đàn lợn xếp thứ 8, số lượng đàn gia cầm xếp thứ 12 toàn quốc; năng lực chăn nuôi công nghệ cao của Bình Dương được đánh giá thuộc nhóm hàng đầu cả nước.

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết trong quá trình hình thành và phát triển với vị thế là tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu cả nước đã tạo nhiều lợi thế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông nghiệp của tỉnh về chi phí nhân công, đất đai, cơ hội thu hút vốn đầu tư.

Trước những khó khăn thách thức nói trên, ngành nông nghiệp Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo và đạt được nhiều bước tiến lớn, nhiều lĩnh vực được đánh giá là đi đầu cả nước.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Bình Dương tiếp tục phát huy nền tảng đã có, vận dụng sáng tạo hơn nữa nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn liền với định hướng mới của Đề án Thành phố thông minh - Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương.

Đồng thời, ngành bứt phá, chuyển đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, gia công sang sản xuất chuyên nghiệp, tiên tiến ứng dụng công nghệ, phát huy tiềm lực, đẩy mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xây dựng nông thôn kiểu mẫu gắn liền với làng thông minh, đưa nông nghiệp, nông thôn lên một tầm cao mới.

Đến nay, Bình Dương có 38/38 xã đạt chuẩn NTM; 38/38 (100%) xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về văn hóa và sản xuất; 3/6 đơn vị cấp huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn NTM/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM./..

 

Tag:

File đính kèm