Sign In

Cà Mau: Trang nghiêm Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023

01:11 29/04/2023
Sáng ngày 29/4/2023 (nhằm mùng 10 tháng 3 năm Quý Mão), cùng với cả nước hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Cà Mau trang trọng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) để con cháu ở vùng đất cực Nam Tổ Quốc cùng tri ân công đức các Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã khơi mạch nguồn dân tộc, đặt nền móng cho sự phát triển trường tồn của đất nước - Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong Chương trình Sự kiện Cà Mau - Điểm đến 2023.

Sáng ngày 29/4/2023 (nhằm mùng 10 tháng 3 năm Quý Mão), cùng với cả nước hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Cà Mau trang trọng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) để con cháu ở vùng đất cực Nam Tổ Quốc cùng tri ân công đức các Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã khơi mạch nguồn dân tộc, đặt nền móng cho sự phát triển trường tồn của đất nước - Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong Chương trình Sự kiện Cà Mau - Điểm đến 2023.

Ảnh: Các đội kéo co của 12 xã, thị trấn huyện Thới Bình đang tranh tài quyết liệt, đây là một trong những hoạt động nằm trong phần hội của Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay.

Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; đồng chí Lê Văn Sử, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; các xã, thị trấn thuộc huyện Thới Bình và đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tề tựu về dự ngày Giỗ Tổ.

Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày lễ trọng đại của cả dân tộc, đã trở thành tình cảm thiêng liêng, in sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam; là biểu tượng của giá trị văn hóa tinh thần vô cùng độc đáo và sâu sắc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"; nhớ về tổ tông, về nghĩa đồng bàođể cùng nhau làm nên sức mạnh Việt Nam, trong tiến trình dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta. Đây cũng là dịp giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn của dân tộc, tưởng nhớ, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2012.

Ảnh: Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; đồng chí Lê Văn Sử, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dẫn đầu đoàn đại biểu dâng hương tưởng nhớ công ơn trời biển của các vị Vua Hùng.

Theo truyền thống, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được thực hiện các nghi thức trang trọng, con cháu dâng hương, dâng lễ vật (các lễ vật chủ yếu là các sản vật tại địa phương), chúc văn,  thỉnh trống lễ. Đặc biệt, Đảng bộ, dân và quân đất Tổ Phú Thọ cũng tiến dâng lễ vật về Đền thờ Vua Hùng tại Cà Mau. Riêng thành phố Cà Mau đã kỳ công tuyển chọn lễ vật từ Ngày hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ 3 để dâng lên các Vua Hùng.

Ảnh: Đội kiệu chuẩn bị tiến hành dâng lễ vật lên các vị Vua Hùng

Ảnh: Các đoàn huyện, thành phố trong tỉnh và các xã, thị trấn của huyện Thới Bình thành kính dâng lễ vật tại ngày Giỗ Tổ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Văn Sử thể hiện niềm tự hào là thế hệ “Con Lạc - Cháu Hồng”, từ đó con cháu luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đồng thời khẳng định, Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong tỉnh quyết tâm thi đua yêu nước, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra, góp phần xây dựng đất nước cường thịnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân. Tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường; ra sức rèn đức, luyện tài, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn. Phát huy trí tuệ, sức mạnh tổng hợp, tập trung chỉ đạo với tinh thần quyết liệt hơn, đổi mới sáng tạo hơn, xây dựng Cà Mau ngày càng văn minh, hiện đại.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tỉnh Cà Mau tổ chức hằng năm, gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ chính thức tưởng nhớ Vua Hùng được thực hiện theo nghi thức truyền thống; phần hội tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ; các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian, trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương. Công tác tiếp đón quan khách khắp nơi về dự ngày Giỗ Tổ cũng được chuẩn bị chu đáo, thể hiện tấm lòng hiếu khách và nét đẹp về tính cách hào sảng, chân tình của người dân tại địa phương.

Theo Ban Quản lý Đền thờ Vua Hùng, năm nay, lượng quan khách về dự Giỗ Tổ đông đảo hơn mọi năm, với khoảng hơn 2.000 lượt người.

Thông qua lễ hội, Cà Mau mong muốn kết nối các hoạt động tham quan, du lịch, tạo điều kiện giao lưu và giới thiệu nét đặc trưng, bản sắc văn hoá, sản phẩm du lịch của địa phương đến du khách gần xa.

 

BAN BIÊN TẬP(Tg)

Tag:

File đính kèm