Sign In

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau

01:11 31/07/2023
Ba chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 1.896,817 tỷ đồng; trong đó nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ là 861,931 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện là 1.034,886 tỷ đồng.

Ba chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau là 1.896,817 tỷ đồng; trong đó nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ là 861,931 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện là 1.034,886 tỷ đồng.

Thời gian qua, quá trình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được chỉ đạo kịp thời, hoàn thành việc thành lập Ban Chỉ đạo, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên, từ đó tạo sự thống nhất, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản triển khai thực hiện các chương trình theo quy định của trung ương. Đồng thời, đã ban hành các văn bản hướng dẫn của tỉnh hỗ trợ trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đối với từng chương trình như sau:

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Được sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ, ngành trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã tổ chức thực hiện quyết liệt các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong đó, Tỉnh ủy Cà Mau đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 14/10/2022 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã tạo nên sự hưởng ứng tích cực và phong trào thi đua mạnh mẽ từ tỉnh đến địa phương, cơ sở, huy động cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau; công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục; nhiều cơ chế chính sách được ban hành đã tạo động lực thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện Chương trình.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp về chủ trương, chính sách của Chương trình giai đoạn 2021-2025 thực hiện sâu, rộng; xây dựng nông thôn mới tiếp tục là phong trào sôi nổi trên toàn tỉnh, trở thành nhu cầu, mong muốn của cộng đồng dân cư. Kinh tế nông thôn tăng trưởng khá, năng lực, trình độ sản xuất được nâng lên, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tập trung chỉ đạo và có những thành công bước đầu, tạo sức lan tỏa rộng rãi góp phần nâng cao thu thập, cải thiện đời sống người dân; công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn ngày càng được thực hiện tốt hơn, nhất là việc hầu hết các xã, thôn đã triển khai phân loại rác tại hộ gia đình; từng bước thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình và trong khu dân cư.

Dưới sự quyết tâm tập trung lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền thực hiện Chương trình. Đến ngày 30/6/2023, toàn tỉnh có 55/82 xã đạt xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 67,1%; có 03/54 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 5,45% và thành phố Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Được thực hiện công khai, minh bạch từ việc xác định đối tượng hỗ trợ đến việc phân bổ vốn và kiểm tra, giám sát của các cơ quan trung ương, địa phương, cộng đồng, người dân, đặc biệt là sự giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân các cấp. Phong trào chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau được các địa phương hưởng ứng và triển khai thi đua thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đề ra.

Năm 2022, với quyết tâm cao, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội; tăng cường tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, các đối tượng yếu thế; nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi ngành nghề đã mang lại hiệu quả thiết thực; nhận thức của nhân dân về công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội không ngừng được nâng lên; đời sống của hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội tiếp tục được chăm lo, cải thiện. Đến cuối năm 2022 theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh có 7.407 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,41%, giảm 0,73% so với năm 2021, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -  xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; bên cạnh việc bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc, hướng dẫn, hỗ trợ người dân xóa bỏ những thủ tục lạc hậu, tiếp cận văn minh để hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội; góp phần từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc, trong đó vấn đề nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng; chất lượng cuộc sống được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm; hệ thống lưới điện được đầu tư; không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống; học sinh được đến trường đúng độ tuổi; tình hình an ninh trật tự được kiểm soát tốt.

Ảnh minh họa: Đời sống của người dân đồng bào dân tộ thiểu số của tỉnh dần được nâng cao, ổn định cuộc sống

Dưới sự quyết tâm tập trung lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền thực hiện Chương trình. Đến cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 1.042 hộ, chiếm tỷ lệ 8,66% trong tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh, Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm tăng cường. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -  xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế, như: Do là thời điểm đầu của giai đoạn 2021 - 2025, nên trong quá trình vận dụng, triển khai còn nhiều lúng túng, dẫn đến một số địa phương thụ động trong chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chậm, hiệu quả chưa cao, chưa sát thực tế. Một số ít thành viên trong ủy đảng, chính quyền địa phương chưa năng động, sáng tạo, có tâm lý trông chờ cấp trên; chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đặt ra mục tiêu, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở một số nơi trong tuyên truyền, thực hiện chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có lĩnh vực chưa chặt chẽ, nhịp nhàng; một số sở, ngành cấp tỉnh chưa thật sự chủ động trong quá trình hướng dẫn cấp huyện, xã thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình MTQG trên địa bàn phụ trách. Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc một số nơi ở cơ sở hiệu quả hoạt động chưa cao, lúng túng trong chỉ đạo thực hiện; bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã được thành lập nhưng hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm nên thiếu tính ổn định, chất lượng tham mưu còn hạn chế; công tác chỉ đạo, theo dõi địa bàn, kiểm tra, giám sát của một số cơ quan, đơn vị được phân công chưa thường xuyên, hiệu quả thấp.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra các nhóm giải pháp để tập trung thực hiện:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia đến cộng đồng dân cư nhằm tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng, tham gia đóng góp tự nguyện bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện; tổ chức quán triệt, phổ biến, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc triển khai thực hiện.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình mục tiêu quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Kế hoạch Truyền thông để phục vụ công tác tuyên truyền trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bên cạnh đó, các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có liên quan triển khai thực hiện Phong trào thi đua với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú như: tổ chức hội nghị, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt các đoàn thể, hội thảo, hội thi, Game show, sân khấu hóa, đối thoại, băng rôn, tờ bướm, pa nô, áp phích, cổng chào, sổ tay hướng dẫn, chuyên mục, chuyên trang trên báo, đài, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử...

- Về công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình:

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia tại các cấp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao trong năm 2022 và năm 2023.

Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị.

Quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương ban hành các văn bản quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền của địa phương.

Khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc và giải pháp phù hợp với thực tiễn; đảm bảo giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

- Về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; công tác lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu quốc gia: Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, hệ thống quản lý, chỉ đạo điều hành; tham mưu thực hiện ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, nhất là cấp huyện và cấp cơ sở; thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo các cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện.

- Về triển khai thực hiện các dự án, chính sách, nội dung thành phần, chương trình hỗ trợ… cụ thể đối với từng chương trình: Việc triển khai thực hiện các dự án, chính sách, nội dung thành phần đối với các chương trình mục tiêu quốc gia được tỉnh quan tâm chỉ đạo các cơ quan chủ trì quản lý Chương trình tại địa phương thực hiện đảm bảo theo đúng quy định và hướng dẫn của các Bộ, ngành, các cơ quan chủ quản các chương trình ở Trung ương.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát thực hiện Chương trình: Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp xử lý.

Ảnh minh họa: Tiếp tục tuyên truyền, vận động thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới

 

                                                                                                                                             BAN BIÊN TẬP Cg

 

Tag:

File đính kèm