Công tác tuyên truyền, phổ biến về quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ tại cộng đồng được thường xuyên; cấp uỷ, chính quyền các cấp xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên nhằm nâng cao kỷ cương pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chấp pháp được thực hiện nghiêm túc, nhằm thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Thi hành án hình sự; Luật thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ trong cộng đồng. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp được tăng cường, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp thực hiện tốt công tác kiểm sát việc quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ; qua đó kịp thời phát hiện các vi phạm, ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi pham pháp luật đối với các cơ quan liên quan; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ tại địa phương, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội và Nhân dân, tích cực tham gia vào công tác theo dõi, giám sát người được hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Việc tiếp nhận, lập hồ sơ theo dõi việc quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện nghiêm túc. Các địa phương đã tiếp nhận tổng số người chấp hành án treo là 1.260 người. Các địa phương đã tiếp nhận tổng số người chấp hành án cải tạo không giam giữ là 96 người (trong đó năm 2022 chuyển sang 52 người; năm 2023 nhận tăng thêm 44 người; giảm thôi phải quản lý, giám sát 61 người. Hiện đang quản lý 35 người). Trong quá trình quản lý đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh 375 người chấp hành án; rút ngắn, giảm thời hạn chấp hành án cho 145 lượt người chấp hành án; 19 người chấp hành án phạm tội mới, 01 người chấp hành án chết gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Hòa Bình đã tiến hành tiếp nhận thụ lý và lập hồ sơ kiểm sát mới đối với 376 trường hợp được hưởng án treo, 38 trường hợp án phạt cải tạo không giam giữ. Kết quả kiểm sát cho thấy 100% hồ sơ đã được Cơ quan Thi hành án hình sự bàn giao cho Công an các xã, phường, thị trấn nơi bị án cư trú để quản lý, giám sát, giáo dục theo quy định; sau khi tiếp nhận hồ sơ của CQTHAHS chuyển, UBND cấp xã đã tiến hành phân công cán bộ theo dõi, quản lý theo quy định của Luật thi hành án hình sự. Các trường hợp chấp hành xong đều được Cơ quan Thi hành án hình sự cấp giấy chứng nhận theo quy định. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận thụ lý và ban hành quyết định thi hành án hình sự đối với 376 trường hợp được hưởng án treo, 38 trường hợp án phạt cải tạo không giam giữ. Việc ban hành các quyết định thi hành án hình sự đối với những người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ đảm bảo đúng theo trình tự, thủ tục; việc phối hợp giữa các cơ quan chấp pháp trong quản lý, giám sát người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo đúng các quy định của pháp luật. Sở Tư pháp tiếp nhận, cập nhật thông tin từ Toà án nhân dân các cấp xét xử: 214 Bản án với hình phạt tù cho hưởng án treo, 40 Bản án tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ, 273 Quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, 40 Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, 24 Quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo, 154 Giấy chứng nhận chấp hành xong án treo, 28 Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ. Cấp 75 Phiếu lý lịch tư pháp, trong đó có 71 trường hợp đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích, 04 trường hợp chưa đủ điều kiện xóa án tích; việc cấp phiếu lý lịch tư pháp là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác nhận còn án tích hay không còn án tích cho người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ để họ có điều kiện thuận lợi xin việc làm, đi xuất khẩu lao động.
Lực lượng chấp pháp đã được cấp 1.450 triệu đồng tiền hỗ trợ cho công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng ở địa phương. (Trong đó Bộ Công an cấp 1.150 triệu đồng; ngân sách địa phương cấp 300 triệu đồng). Công an tỉnh đã ban hành kế hoạch để phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong Công an tỉnh tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm sát được đẩy mạnh, Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 60/KH-CAT-PC10 ngày 27/3/2023 về việc kiểm tra toàn diện công tác tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng năm 2023 và Kế hoạch số 50/KH-CAT-PC10 ngày 07/3/2024 của Công an tỉnh về việc kiểm tra toàn diện công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng năm 2024 để chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện. Kết quả Công an tỉnh đã kiểm tra 22 lượt tại các đơn vị Trại tạm giam, Công an huyện, thành phố. Qua công tác kiểm tra, kiểm sát đã phát hiện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để kiến nghị các đơn vị khắc phục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn tiếp theo. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tiến hành trực tiếp kiểm sát 18 cuộc đối với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (trong đó có 06 cuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và trực tiếp kiểm sát 95 cuộc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã (trong đó có 06 cuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện). Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức 02 cuộc kiểm tra định kỳ về công tác xét xử, giải quyết các loại vụ việc và thi hành án hình sự đối với 10/10 Tòa án nhân dân cấp huyện; 01 cuộc kiểm tra chuyên đề về công tác thi hành án hình sự; 03 cuộc thanh tra công vụ, công tác phòng chống tham nhũng và giám sát Thẩm phán đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện.
Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham gia kiểm sát, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự, việc bắt tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ở hai cấp và thực hiện chức năng giám sát công tác thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình. Định kỳ hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã cùng ngành Kiểm sát nhân dân các cấp duy trì công tác kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam do Công an tỉnh quản lý. Tại các cuộc kiểm tra, giám sát đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tham gia và có ý kiến đóng góp cho ông tác quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam và việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người bị tạm giữ, tạm giam đúng quy định pháp luật. Qua kiểm sát, giám sát không có trường hợp bị tạm giữ, tạm giam oan sai, quá hạn luật định, các chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được thực hiện đầy đủ. Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát đã phát hiện những hạn chế, thiếu sót, kịp thời đề nghị cấp thẩm quyền khắc phục, xử lý theo quy định. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã triển khai các biện pháp kiểm sát chặt chẽ việc bắt, tạm giữ, tạm giam đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, hằng năm tỷ lệ tạm giữ chuyển xử lý hình sự, xử lý hành chính đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã phối hợp tổ chức được 1.356 đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 68.969 lượt người; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xuất bản 12 số bản tin công tác mặt trận với 26.400 cuốn, trên 150 tin, bài; trang thông tin điện tử, trang thông tin cộng đồng (Fanpage) đã đăng gần 100 tin, bài đăng tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước… tới MTTQ Việt Nam và khu dân cư trong toàn tỉnh, trong đó có nhiều nội dung tuyên truyền về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ.
Có thể nói, thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU, ngày 03/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ trong tình hình mới, công tác tiếp nhận, lập hồ sơ theo dõi việc quản lý, giám sát và giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ và công tác quản lý, điểm danh, kiểm diện những trường hợp cố tình vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án và yêu cầu người được án treo, án phạt cải tạo không giam giữ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình được thực hiện chặt chẽ hơn. Tỷ lệ người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ tái phạm tội, vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 1,4% trên tổng số đối tượng quản lý).
Nguyễn Phượng (BDVTU)