Sign In

Đến năm 2030, thu hút thêm 10 số hộ hội viên nông dân tham gia các tổ chức kinh tế tập thể trong nông nghiệp

08:38 24/05/2024
CTTĐT - Thực hiện Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 24/5/2024 triển khai Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả tham gia phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp của Hội Nông dân; khơi dậy tinh thần hợp tác, khởi nghiệp, sáng tạo của hội viên, nông dân; thu hút ngày càng nhiều hội viên, nông dân, cá nhân và tổ chức tham gia phát triển KTTT…

Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã (HTX), 30 tổ hợp tác (THT) trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho ít nhất 05 HTX nông nghiệp do các cấp Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập. Thu hút thêm 5% hội viên nông dân tham gia HTX, THT, Chi, Tổ hội nông dân nghề nghiệp nông nghiệp (tương ứng 5.500 hội viên tham gia).

Hỗ trợ ít nhất 5% số chi Hội Nông dân nghề nghiệp phát triển thành HTX, THT nông nghiệp (tương ứng với 04 chi Hội). Có ít nhất 30% số HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập (tương ứng với 08 HTX nông nghiệp) tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; có ít nhất 25% số HTX nông nghiệp được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng (tương ứng với 74 HTX nông nghiệp).

anh tin bai

Tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững, thu hút hội viên, nông dân tham gia phát triển KTTT.

100% cán bộ Hội Nông dân các cấp làm công tác hỗ trợ phát triển KTTT được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển KTTT; ít nhất 70% số cán bộ chủ chốt HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ (tương ướng với ít nhất 70% cán bộ chủ chốt của 28 HTX nông nghiệp).

Đến năm 2030 tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 50 HTX (trong đó giai đoạn 2026 - 2030 là 35 HTX), 200 THT trong nông nghiệp (trong đó giai đoạn 2026 - 2030 là 170 THT); củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho 25 HTX nông nghiệp (trong đó giai đoạn 2026 - 2030 là 20 HTX) do các cấp Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập.

Thu hút thêm 10% số hộ hội viên nông dân tham gia các tổ chức KTTT trong nông nghiệp. Hỗ trợ ít nhất 15% số chi Hội Nông dân nghề nghiệp phát triển thành HTX, THT nông nghiệp. Có ít nhất 45% số HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; Ít nhất 30% số HTX nông nghiệp được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

100% cán bộ Hội Nông dân các cấp làm công tác hỗ trợ phát triển KTTT được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển KTTT; ít nhất 90% số cán bộ chủ chốt HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ.

Để đạt các mục tiêu đề ra, từ nay đến năm 2030, tỉnh Lào Cai tập trung thực hiện 07 nhiệm vụ, giải pháp: (1) Thông tin, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, vận động, thu hút hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển KTTT trong nông nghiệp: Phát động phong trào thi đua “Cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển KTTT trong nông nghiệp”. (2) Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của THT, HTX nông nghiệp do Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập. (3) Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập, phát triển các THT, HTX nông nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia. (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của THT, HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập. (5) Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành và tham gia hỗ trợ phát triển KTTT, HTX của Hội Nông dân các cấp. (6) Tăng cường hỗ trợ về vốn, tín dụng. (7) Tăng cường hợp tác quốc tế.

Hội Nông dân tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch; đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và mục tiêu, nội dung của Kế hoạch.

 Kinh phí thực hiện từ vốn ngân sách địa phương; nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia; vốn tín dụng (Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ hỗ trợ nông dân); vốn của doanh nghiệp, HTX, THT, hộ gia đình tự huy động và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác./.

Thanh Huyền

Tag:

File đính kèm