Sign In

Thư viện trường học góp phần rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh

  06/11/2024

   

Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc xây dựng và khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế (HLKT) đang trở thành chiến lược chủ đạo của nhiều địa phương tại Việt Nam. Nam Định có vị trí địa lý chiến lược đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc. Vì vậy dựa trên việc tối ưu hóa khả năng kết nối giữa các vùng trọng điểm trong tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận, trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh đã xây dựng quy hoạch 5 HLKT tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, gồm: Hành lang Quốc lộ 10 (thành phố Nam Định - Cao Bồ) kết nối từ huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) - thành phố Nam Định - thị trấn Gôi (Vụ Bản) - thị trấn Lâm (Ý Yên) - đến thành phố Ninh Bình là hành lang động lực chủ đạo của tỉnh; hành lang cao tốc Bắc - Nam nối dài (Hà Nội - Cao Bồ - Rạng Đông) đi từ huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) - Cao Bồ (Ý Yên) - thị trấn Liễu Đề - thị trấn Quỹ Nhất - thị trấn Rạng Đông là hành lang phát triển động lực chủ đạo của tỉnh giúp tăng cường liên kết khu vực. HLKT ven biển (Nghĩa Hưng - Hải Hậu - Giao Thủy) đi từ huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) - đô thị Đại Đồng - thị trấn Quất Lâm - thị trấn Cồn - thị trấn Thịnh Long - thị trấn Rạng Đông - đến huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) là hành lang phát triển động lực chủ đạo tạo động lực cho kinh tế biển. Hành lang Quốc lộ 21 và tuyến đường từ thành phố Nam Định - Xuân Trường - Giao Thủy đi từ huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) - thành phố Nam Định - thị trấn Cổ Lễ - thị trấn Xuân Trường - thị trấn Quất Lâm là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến năm 2030 và chủ đạo đến năm 2050 thúc đẩy giao thương và phát triển nông nghiệp, du lịch. Hành lang tuyến cao tốc CT.08 (Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng) đi từ huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) - thị trấn Cổ Lễ - thị trấn Liễu Đề - đến huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến năm 2030 và chủ đạo đến năm 2050 gia tăng khả năng kết nối đến các trung tâm kinh tế trọng điểm.