Sau gần 40 năm thành lập (1987 - 2024), đến nay,Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và phát triển VHNT. Đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình và một số nhà văn, nghệ sỹ của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả, góp phần đấu tranh chống các quan điểm sai trái về văn học, nghệ thuật; định hướng cho văn học, nghệ thuật phát triển lành mạnh, đúng hướng, tích cực. Một số văn nghệ sĩ được nhận tặng thưởng của Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, UBND tỉnh Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên như: Nguyễn Huy Quát, Lâm Tiến, Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hồng, Vũ Kim Khoa….
Bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thái Nguyên cũng còn một số hạn chế như công việc nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; một số vấn đề lý luận, thực tiễn của văn học, nghệ thuậttrong thời kỳ mới vẫn chưa được nghiên cứu, giải quyết một cách thấu đáo; chưa có nhiều nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuậttrẻ theo đuổi nghề... Do đó, để tiếp tục phát triển những kết quảđã đạt được, tiếp tục đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thái Nguyên cần có những định hướng, giải pháp cụ thể, kịp thờihơn.
Trước yêu cầu khách quan của đời sống xã hội đối với văn học, nghệ thuật của tỉnh, Ban Thường vụTỉnh ủy đã giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu, đánh giá công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thái Nguyên giai đoạn 50 năm sau ngày đất nước thống nhất và những định hướng phát triển trong thời gian tới”; UBND tỉnh đặt hàng theo nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Thái Nguyên trong năm 2025.
Đề tài được thực hiện trong 12 tháng với các nhiệm vụ chủ yếu: (1)Phân tích, đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật Thái Nguyên, chủ yếu từ năm 1975 đến nay, trên các lĩnh vực cơ bản: Sáng tác, lý luận và phê bình, sử dụng và truyền bá, chỉ đạo và quản lý, đào tạo và bồi dưỡng. Từ đó chỉ ra những thành tựu, những yếu kém, khuyết điểm và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu, giải quyết trong 50 năm sau ngày đất nước thống nhất. (2 Nghiên cứu quá trình tìm tòi, xây dựng và phát triển quan điểm, đường lối của Đảng ta về văn học, nghệ thuật từ Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943, chú trọng giai đoạn từ 1975 đến nay, góp phần tổng kết việc thực hiện đường lối, cơ chế, chính sách văn học, nghệ thuật của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong 50 năm sau ngày đất nước thống nhất.(3)Đề xuất các nội dung đổi mới, góp phần phát triển đường lối, quan điểm văn học, nghệ thuật của Đảng; đề xuất mục tiêu, phương hướng cơ bản tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật Thái Nguyên trong thời kỳ mới.(4)Xây dựng được bộ tư liệu về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật của Thái Nguyên từ 1975 đến nay theo hình thức số hóa dạng phóng sự chuyên đề. (5)Xây dựng được bộ tiêu chí hỗ trợ đánh giá, xét chọn các tác phẩm văn học, nghệ thuật Thái Nguyên phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ tỉnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay, lĩnh vực văn hóa, văn nghệ (trong đó, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chính là nền tảng) là một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Việc “Nghiên cứu, đánh giá công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Thái Nguyên giai đoạn 50 năm sau ngày đất nước thống nhất và những định hướng phát triển trong thời gian tới” là vấn đề mới, phù hợp, hiệu quả để khắc phục, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, bất cập trong đời sống văn học, nghệ thuật của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua.