|
Lãnh đạo UBND huyện và Công ty Cổ phần Yên Thành thăm cơ sở sơ chế măng Bát Độ tại xã An Phú |
Chị Hoàng Thị Tấm, thôn Đồng Dân chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi trồng và được thu hoạch, nay được hỗ trợ thêm giống diện tích đã tăng lên 2ha, tôi thấy tre măng rất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế”.
Năm 2022 và 2023, xã An Phú có 207 hộ dân tham gia trồng với tổng diện tích trên 90ha, tổng số cây giống được trồng là trên 45 nghìn cây; trong đó năm 2022 trồng được 38,7ha, năm 2023 trồng mới trên 51ha.
Ông Lộc Văn Hạnh – Phó Chủ tịch UBND xã An Phú nói: “Cây tre măng Bát Độ rất phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, bà con đồng tình hưởng ứng và mong muốn phát triển cây trồng này”. Măng Bát Độ được trồng, phát triển tại các xã: An Phú, Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Mường Lai, Động Quan, Minh Chuẩn... Việc trồng tại 2 xã: An Phú và Minh Tiến triển khai theo đúng tiến độ, cây trồng đạt tỷ lệ sống trên 90%, sinh trưởng và phát triển tốt.
Dự kiến sản lượng năm 2023 vùng tham gia dự án đạt trên 200 tấn măng tươi, trị giá trên 1 tỷ đồng. Sản phẩm măng đảm bảo chất lượng phục vụ chế biến hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trung bình cho thu nhập gần 50 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra người trồng tre Bát Độ còn được thu hoạch từ lá: 13.000 đồng/kg, cành giống 4.500 đồng/cành.
Năm 2022, 2023 dự án đã trồng mới 100 ha tre Bát Độ, nâng tổng diện tích toàn huyện lên trên 250 ha, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao sản lượng tăng thu nhập cho người dân trồng tre; góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.