|
|
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng). |
Ngày 30/8/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Hướng dẫn số 74-HD/BTGTU về tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
Mục đích của Hướng dẫn nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam; vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thành tựu to lớn của 35 năm xây dựng nền quốc phòng toàn dân; khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong sự trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm nhằm khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ra sức phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2024, chào mừng ngày lễ lớn của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Về nội dung, hình thức tuyên truyền:
- Chủ đề tuyên truyền: “Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại”.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944); quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; khẳng định bản lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội quân cách mạng, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, nhất là những tư duy, quan điểm mới được nêu trong Nghị quyết số 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược quốc phòng Việt Nam; Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 17/01/2022 của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo, tạo tiền đề vững chắc xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; Nghị quyết số 08- NQ/TW, ngày 26/01/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo”; những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
+ Khẳng định nghệ thuật quân sự Việt Nam kế thừa tinh hoa, truyền thống đánh giặc của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nghệ thuật quân sự Việt Nam không chỉ có sự phát triển vượt bậc về chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật mà còn chứa đựng nhiều nét độc đáo và mang tính nhân văn sâu sắc.
+ Lịch sử và ý nghĩa to lớn, sâu sắc của Ngày hội Quốc phòng toàn dân - ngày hội biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện quân với dân một ý chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác quốc phòng toàn dân 35 năm qua, khẳng định vai trò nòng cốt của quân đội trong tham mưu, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, nhất là ở những địa bàn chiến lược, trọng điểm; những bài học kinh nghiệm, thuận lợi, khó khăn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
+ Tôn vinh và tri ân các Anh hùng liệt sỹ, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cống hiến, hy sinh lập nên những chiến công hiển hách, làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; tập trung phát hiện và biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua Quyết thắng và các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và địa phương; khẳng định sự nỗ lực cố gắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong việc thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
+ Làm rõ nguồn gốc, hình ảnh cao đẹp, nhân cách, đặc trưng cơ bản của Bộ đội Cụ Hồ. Trong đó nhấn mạnh Bộ đội Cụ Hồ có phẩm chất rất đặc biệt, đó là sâu thẳm tình đồng đội yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau lúc thường cũng như ra trận, hết lòng vì Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân đã trở thành nét đẹp trong đời sống quân đội và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội.
+ Tuyên truyền lịch sử, truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang tỉnh; nêu bật những chiến công, những đóng góp của lực lượng vũ trang tỉnh trong suốt chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển tỉnh. Tuyên truyền đậm nét các hoạt động kỷ niệm của trung ương, của tỉnh.
+ Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Quân đội nhân dân và các tầng lớp Nhân dân.
+ Chú trọng tuyên truyền các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, hoạt động về nguồn; biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Về hình thức tuyên truyền:
Các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với điều kiện thực tế. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền trên báo chí, Internet, mạng xã hội, bản tin, trang, cổng thông tin điện tử tổng hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, hệ thống truyền thanh huyện và cơ sở; tuyên truyền thông qua các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; hội thảo, tọa đàm, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động cổ động trực quan, triển lãm, văn hóa - văn nghệ, thể thao, chiếu phim, tuyên truyền lưu động,…/.