Sign In

Thảo luận 3 Dự án luật

17:29 29/10/2024
Ngày 29-10, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, gồm: Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đóng góp ý kiến về nội dung chi đầu tư, chi thường xuyên.

Sau đó, tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc chuẩn bị báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo Luật. Đồng thời tham gia nhiều nội dung để hoàn thiện dự án Luật như: việc đáp ứng các mục tiêu về cải cách hệ thống thuế; hàng nông sản, thủy sản qua sơ chế thông thường không phải nộp thuế đầu ra, nhưng được khấu trừ thuế đầu vào; mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế; thuế suất 0% đối với nhóm hàng cung cấp cho nước ngoài; thuế đối với phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Ý kiến của các đại biểu Quốc hội là cơ sở quan trọng để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý cùng dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở Tổ 2 Dự án luật, gồm: Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm: Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.

Góp ý vào vấn đề chi đầu tư, chi thường xuyên, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng tình và đề nghị ủng hộ theo hướng là hạn mức chuyển tiếp giữa hai kỳ trung hạn tối đa nên là 50 %, bởi vì đã có kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm. Đối với những dự án lớn, có tầm quan trọng thì quá trình chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư phải có ý tưởng từ khóa trước thì đến khóa sau mới đủ điều kiện chuẩn bị về nguồn vốn, mặt bằng và khởi công được. Còn đến Đại hội Đảng bộ xong mới có chủ trương, các doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện chuẩn bị đầu tư thì đến cuối nhiệm kỳ chưa xong với công trình quy mô lớn. Vì thế, đề nghị hạn mức tối đa cho phép hạn mức chuyển tiếp giữa 2 kỳ là 50%, chỉ áp dụng đối với những tỉnh vượt thu và có điều tiết về Trung ương và chủ động được nguồn. Liên quan đến những dự án mà ngoài danh mục dự án đầu tư công trung hạn thì c cũng nên cho phép cái việc này, vì chỉ áp dụng đối với những tỉnh có vượt thu và có điều tiết về Trung ương, là do chủ yếu đấy nó liên quan đến vượt thu, tăng thu, tiết kiệm chi và thu từ tiền sử dụng đất trong một nhiệm kỳ).

Đối với những cái dự án mà cần phải giải quyết để đáp ứng nhu cầu tức thời của các nhà đầu tư, người ta yêu cầu, nên sử dụng hài hòa giữa chi đầu tư, chi thường xuyên trong Luật Ngân sách nhà nước. Về hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách trung ương, ngân sách địa phương khác, đề nghị bổ sung thêm là cho phép những địa phương mà tự cân đối được ngân sách và điều tiết về Trung ương thì có thể hỗ trợ các địa phương khác để thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội…

Đại biểu Nguyễn Như So và Trần Thị Vân góp ý tại thảo luận Tổ.

Góp ý vào Luật Chứng khoán, đại biểu Nguyễn Như So, Đoàn ĐBQH tỉnh:  Đánh giá cao việc dự thảo bổ sung thêm các hành vi bị cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đối với việc bổ sung hành vi không công bố thông tin của người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này (tại Khoản 4 Điều 1 Dự thảo) còn khiên cưỡng và chưa phù hợp. Bởi việc công bố thông tin theo luật hiện hành là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chứng khoán, trường hợp các tổ chức cá nhân này vi phạm phải chịu chế tài xử phạt theo quy định của pháp luật. Nên xem xét việc bổ sung giới hạn quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thay vì giới hạn quyền của nhà đầu tư, nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình.

Nên nghiên cứu sửa đổi điểm b Khoản 2 Điều 35 như sau: “Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến việc sở hữu đạt các mức theo quy định tại khoản 1 Điều này đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua. Trong các trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông, Ban đại diện quỹ đóng phải công khai thông tin của đối tượng nhận chuyển nhượng; xác định đối tượng chuyển nhượng là cổ đông hiện hữu đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông không bị hạn chế chuyển nhượng”.

Đại biểu Trần Thị Vân, Đoàn ĐBQH tỉnh, cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm: Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Đề nghị cần rà soát, đánh giá tác động chi tiết, cụ thể từng cơ chế, chính sách, cụ thể và góp ý vào một số nội dung về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (Điều 6). Về bãi bỏ một số từ, cụm từ, điểm, khoản, điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia (Điều 8) đề nghị xem xét việc thay chỉ tiêu “địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán” bằng một chỉ tiêu khác, như mã định danh cá nhân, số điện thoại hoặc tài khoản mạng xã hội (đối với trường hợp bán hàng qua mạng, hoặc giao dịch điện tử)….Đồng thời góp ý vào một số nội dung về: Đối tượng đầu tư công (Điều 5); triển khai đầu tư công (Điều 73) của Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Thái Uyên

Tag:

File đính kèm