Ảnh minh họa (nguồn internet)
Hiện nay, đã bước vào thời gian cao điểm có nguy cơ gia tăng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và cháy rừng, nhằm phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế, chủ động tích cực để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, Phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) và các chủ rừng cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: Tăng cường đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việc tổ chức “Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, trở thành nét đẹp văn hóa, không phô trương hình thức, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, chú trọng lựa chọn cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng. Ngoài trồng rừng tập trung, tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, các điểm du lịch, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp,… nhằm tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp. Thời điểm tổ chức phát động “Tết trồng cây” tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19 tháng 5) hoặc các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn, phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương ở từng thời điểm, khu vực cụ thể…
Nội dung chi tiết tại đây
HTBắc