Ảnh: Người phụ nữ dân tộc Dao thêu họa tiết trang phục truyền thống
Hà Giang - là một tỉnh biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, vùng đất có lịch sử cổ đời. Hà Giang là vùng đất chung sống của 19 dân tộc anh em. Nhân dân các dân tộc Hà Giang có bản sắc văn hóa hết sức phong phú, đa dạng có truyền thống yêu nước, nồng nàng và tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ quê hương chống giặc ngoại xâm từ tất đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, y chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Để bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Hà Giang trước thời kỳ đổi mới. Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng ta xác định bản sắc văn hóa dân tộc là những nội dung quan trọng của đảng tạo được những chuyển biến mạnh mẽ. Nghị quyết đưa ra những nguyên nhân, hạn chế và giải pháp trong bảo tồn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số; dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, biên giới góp phần xây dựng phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trước lúc tình hình đất nước biến đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc gặp khó khăn trong bảo tồn, phát huy giá trị, tinh hoa của dân tộc.
Được sự thống nhất, thông qua của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mục tiêu phát triển bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng bộ tỉnh đề ra trong nghị quyết. Hà Giang bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc, gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, giữ gìn phát huy những bản sắc văn hóa của các dân tộc gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn Hà Giang. Phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn những bản sắc văn hóa của nhân dân các dân tộc Hà Giang không bị mai một, lưu giữ văn hóa bản sắc, tiếp nối những giá trị truyền thống, đang đứng trước nguy cơ thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mạng xã hội phát triển, giao lưu văn hóa quốc tế.
Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 17/10/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã có những định hướng phát triển cho địa phương: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện; nhân rộng đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông, mô hình Hội nghệ nhân dân gian, truyền dạy văn hóa truyền thống trong các trường học; đầu tư, nâng cấp các thiết chế văn hóa cơ sở.
Hà Giang có 19 dân tộc anh em bản sắc văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú, mỗi dân tộc mang một sắc màu văn hóa riêng. Không chỉ có những văn hóa tiên tiến, tạo ra những giá trị tinh thần và vật chất có sức ảnh hưởng trong tuyên tuyền, quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc, con người Hà Giang, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tìm hiểu giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh và trong và ngoài nước. Tạo đòn bẩy trong nền kinh tế - xã hội tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật, ứng dụng những mô hình, khoa học công nghệ trong phát triển văn hóa, thu hút khách du lịch đến với Hà Giang không chỉ vì cảnh đẹp, thiên nhiên hùng vĩ, như lạc vào thế giới đầy sắc màu được tạo nên bởi “hoa văn thổ cẩm rực rỡ”, những “làn điệu dân ca” dặt dìu và tập quán, tín ngưỡng xã hội lâu đời của đồng bào các dân tộc nơi đây, các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc Hà Giang được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm:
Tri thức dân gian “còn gọi là những thầy mo, thầy cúng… được mời về làm lễ, hội, thực hiện phong tục tập quán trong mỗi gia đình”; Nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu an của người Giáy; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu mùa, cầu mưa của người Dao; Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ và Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao đỏ và một số di sản có văn hóa vật thể được công nhận mang tính lịch truyền thống, lịch sử dựng nước và bảo vệ quê hương. . Những hành động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang thực hiện, không chỉ góp phần thắp sáng ngọn lửa tình yêu của đồng bào, đặc biệt là các thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số với nghề, với các loại hình văn hoá truyền thống của dân tộc; mà hơn thế còn giúp duy trì nhiều nghề văn hóa truyền thống, nhiều nét văn hoá tưởng như đang dần mai một, không thể duy trì, lưu truyền các thế hệ; đồng thời tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong phát triển những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Hà Giang.
Hà Giang một tỉnh miền núi, biên giới của đất nước dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao Đảng, Nhà nước, các ban, sở, ngành địa phương đặc biệt coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển “ngôn ngữ, chữ viết” của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, biên chế đội ngũ tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các “tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi”. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân dân gian. Đầu tư và tổ chức điều tra, khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, sớm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xoá mù chữ, nâng cao dân trí, xoá bỏ hủ tục.
Ảnh: Trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Dao ở Hà Giang
Hà Giang bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là sự cấp thiết với tình hình đổi mới. Trước những văn hóa truyền thống tiên tiến, cần được bảo tồn phát huy, tạo được nhiều giá trị về tinh thần và cải thiện vật chất đời sống của Nhân dân các dân tộc Hà Giang. “Không ít dân tộc thiểu số Hà Giang có những văn hóa bản sắc truyền thống, phong tục tập quán lạc hậu, hủ tục đã bị kéo dài gây nhiều hệ lụy cho đồng bào dân tộc Hà Giang”. Đứng trước những nguyên nhân cần thiết phải có sự thay đổi tạo sự chuyển biến trong xóa bỏ những phong tục, hủ tục lạc hậu gây tốn kém lãng phí, tiền bạc, của cải trước những hủ tục đám cưới, ma chay, cưới xin, nghi lễ, có sự mê tín, dị đoan trong nhân dân các dân tộc Hà Giang. Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 01/5/2022 về việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong bảo tồn bản sắc văn hóa đáp ứng nhu cầu của nhân dân đồng bào các dân tộc Đảng, Nhà nước cần chú trọng đến việc xóa bỏ những hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong việc cưới xin, việc tang, lễ hội, nghi thức trong đời sống hàng ngày, xóa bỏ hủ tục đồng thời gắn với bảo tồn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp có giá trị, tính văn hóa, truyền thống lịch sử. “Việc vừa phải xóa bỏ các phong tục, tập quán hủ tục lạc hậu, và gắn với bảo tồn giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc”. Một số giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Hà Giang trở thành sản phẩm du lịch đặc sản, thu hút đông đảo khách du lịch mọi miền trong đất nước và khách du lịch nước ngoài đến, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm, nâng cao sự sáng tạo, dám thay đổi từ kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, chuyển sang đầu tư văn hóa, khai thác những tiềm năng của văn hóa bản sắc truyền thống của dân tộc từ sản phẩm thổ cẩm, trang phục truyền thống, y phục phục vụ cho du lịch, trải nghiệm các trang phục, thủ công mỹ nghệ, trang sức, vòng bạc, món ăn đặc sản, cảnh quan thiên gắn với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang trước thời kỳ đổi mới hội nhập nền kinh tế, văn hóa quốc tế vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa các dân tộc.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc: “Văn hóa nói lên bản sắc của một dân tộc, Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Tổng Bí thư cũng khẳng định bởi vì bản sắc văn hóa không còn thì cái đó không nói lên dân tộc nữa.
Bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang trước thời kỳ đổi mới với một số giải pháp tăng cường giữ gìn bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa như sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt của cấp ủy đặc biệt cấp ủy cơ sở kiểm tra, giám sát việc triển khai nghị quyết, hướng dẫn nội dung tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương, Đảng bộ tỉnh về bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc Hà Giang thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, quyết định của Ủy Ban nhân dân, sự vào cuộc các cấp, sở, ban, ngành trong việc đầu tư phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa bản sắc dân tộc, đưa văn hóa dân tộc vào trong phát triển kinh tế tạo nguồn thu nhập, việc làm, sinh kế từ văn hóa.
Ba là, ứng dụng công nghệ thông, mạng xã hội quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa các dân tộc, các làm, mô hình trong ứng dụng khoa học công nghệ - kĩ thuật trong quá trình phát triển văn hóa gắn với du lịch, danh lam thắng cảnh, sản phẩm từ bản sắc văn hóa dân tộc trở thành sản phẩm hàng hóa, kinh doanh. Phát triển các khu du lịch, nhà nghỉ, homestay mang bản sắc văn hóa, hướng nhân dân sử dụng công nghệ thông tin trong quảng bá hình văn hóa dân tộc, khuyến kích cá nhân sáng kiến, ý tưởng nâng cao phát triển bản sắc văn hóa.
Bốn là, chăm lo đời sống nhân dân, nghệ nhân dân gian góp phần vào việc truyền thụ tinh hoa bản sắc văn hóa, tạo điều kiện vất chất cơ sở cho phát triển văn hóa dân tộc vùng thiểu số. Phát hiện đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch những thanh niên tri thức dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu, mở học tập các nghề, chữ viết, biên soạn quyển sách cổ, chữ viết, sách trang phục truyền thống, tài trợ đề tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc tộc thiểu số và miền núi.
Năm là, xóa bỏ những phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu gây tốn kém cho nhân dân góp phần phát huy những giá trị bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Hà Giang trước thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.