Theo đó, mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tạo động lực thực hành liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành động, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Công tác tuyên truyền phải có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng. Phát huy vai trò chủ động, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị với các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác tuyên truyền.
Nội dung tuyên truyền:
Tập trung tuyên truyền, quán triệt các văn bản: Luật Phòng, chống tham nhũng; nội dung công tác phòng, chống tham nhũng nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các văn kiện của Trung ương, của tỉnh như: Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Thông báo số 12- TB/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 05-KL/TW, ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Nghị định số 130/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; Chỉ thị số 25-CT/TU, ngày 06/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phòng, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm khi điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc hình sự trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 27- CT/TU, ngày 15/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 06/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính, nhất là công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 14/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc xử lý, giải quyết các vụ án hành chính và vụ án, vụ việc dân sự liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh.
Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp về văn hóa liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, trọng liêm sỉ, danh dự; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trong đó tập trung tuyên truyền 19 hành vi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các hành vi tiêu cực được nhận định theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, khuyến khích tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thực hiện nghiêm túc phương châm: “Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần gắn với trách nhiệm quản lý về mặt Nhà nước của mỗi cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tuyên truyền kết quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng, tiêu cực; kết quả xử lý các vụ việc, đối tượng thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp phần cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa từ sớm, từ xa từ đó củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào quyết tâm chính trị của Đảng và kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nội dung tuyên truyền đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tích cực giới thiệu, biểu dương gương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đấu tranh, phản bác các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù định, phần tử phản động, cơ hội chính trị về tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở Việt Nam; âm mưu lợi dụng vấn đề tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để kích động, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, nhất là người đứng đầu phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân. Trước hết, tập trung xây dựng ý thức tự giác, gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, tiêu cực; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cụ thể, định kỳ báo cáo kết quả về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình tích cực triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giáo dục văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo ban tuyên giáo, tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tuyên truyền, giáo dục văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thông tin kịp thời, chính xác, trung thực; phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện bao che các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; phê phán những hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật. Chú trọng giới thiệu, biểu dương các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; động viên, cổ vũ các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Theo dõi, đôn đốc, định kỳ báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân với Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.
Bảo An