Sign In

Hội thảo chuyên đề 3 của Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2023: "Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"

08:33 13/06/2023
Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2023, Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề: “Xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức đã diễn ra vào ngày 14/6/2023.​

Phiên Hội thảo chuyên đề 3 do TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Chấp hành Hiệp Hội Năng lượng Việt Nam đồng chủ trì cùng với sự tham gia trình bày của tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: Hiệp hội Gió Toàn cầu, PTSC, GIZ, Huawei, Viettel. Hội thảo có sự tham dự của 150 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng.

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, TS Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của BCH Trung ương khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045“ đã xác định đã xác định công nghiệp năng lượng là một trong 6 ngành nền tảng, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

 

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Năng lượng - Môi trường phát biểu tại hội thảo

Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch, Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) phát biểu tại hội thảo

Trước đó, Nghị quyết 55, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị đã xác định phải từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ sản xuất được phần lớn các thiết bị năng lượng; chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng. 

Ông Markus Bissel, Giám đốc dự án Chuyển dịch Năng lượng cho Việt Nam (TEV), GIZ  phát biểu tham luận

Ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam phát biểu tại phiên hội thảo chuyên đề 3

Một số nhiệm vụ và giải pháp đã được Nghị quyết 55 đề ra như: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp chế tạo và dịch vụ phục vụ ngành năng lượng theo hướng tăng cường nội lực, hướng đến xuất khẩu; ưu tiên phát triển các ngành chế tạo máy, thiết bị điện, dầu khí, dịch vụ dầu khí. Hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích và đẩy mạnh triển khai mô hình các công ty dịch vụ năng lượng. Khẩn trương xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong ngành năng lượng; bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể về tỉ lệ nội địa hoá đối với các nhà máy điện nói riêng và dự án năng lượng nói chung. Hoàn thiện chính sách đặt hàng sản xuất của Nhà nước để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện những công trình, dự án phức tạp, kỹ thuật cao trong ngành năng lượng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

PGS.TS. Phạm Hoàng Lương, Giảng viên cao cấp về Công nghệ và Chính sách năng lương, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ quốc tế Việt Nam-Nhật Bản, Đại học Bách Khoa Hà Nội điều phối thảo luận

Đồng chí cũng nhấn mạnh, theo Quy hoạch Điện VIII vừa được phê duyệt cũng đã xác định mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 – 2050; phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Ông Lê Nho Thông - Phó giám đốc kinh doanh Công nghệ Năng lượng số (Huawei Digital Power) của Huawei Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng đã được Quy hoạch Điện VIII đề ra như: Hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo, tạo lập hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh, gắn với sản xuất chế tạo, dịch vụ phụ trợ, các khu công nghiệp tập trung; Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, bị lưu trữ điện năng, công nghệ thu hồi, hấp thụ, lưu trữ và sử dụng các-bon... trong nước để chủ động khai thác tiềm năng sẵn có của nước ta, tăng tính độc lập tự chủ, giảm giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo; Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện các công trình dự án điện phức tạp, kỹ thuật cao. 

Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng Giám đốc, Tổng Công ty sản xuất thiết bị Viettel phát biểu tham luận

Nâng cao năng lực thiết kế, tổ chức mua sắm, quản lý điều hành dự án của các doanh nghiệp trong nước, đủ khả năng đảm nhiệm vai trò tổng thầu các dự án điện quy mô lớn; Nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước để tăng tỉ lệ thiết bị nội địa trong các công trình nguồn và lưới điện; nâng cao năng lực sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định các thiết bị điện trong nước.

Quang cảnh hội thảo

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để đạt được mục tiêu của ngành năng lượng vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cần thiết phải sớm có những cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh mới; đồng thời nâng cao được năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp năng lượng thuộc mọi thành phần kinh tế; từ đó tạo ra sự chủ động về năng lượng cho Việt Nam đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ để đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.

Hội thảo có 5 bài tham luận tập trung làm rõ những nội dung về: Kinh nghiệm quốc tế trong thúc đẩy chuyển dịch năng lượng và khuyến nghị cho Việt Nam; Năng lực của doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi và các đề xuất, kiến nghị; Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chuyển đổi năng lượng sạch – cơ hội và thành tự tại EU, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam; Giải pháp công nghệ mới cho điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp; Xu hướng quản trị và phân tích dữ liệu lớn đáp ứng chuyển đổi số ngành Năng lượng Việt Nam.

Phiên thảo luận bàn tròn trao đổi, đánh giá các vấn đề như: các cơ chế, chính sách cẩn sửa đổi, bổ sung để khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nước phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam; những khó khăn, vướng mắc về các mặt công nghệ, tài chính, nhân lực trong quá trình phát triển ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam, nhất là năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; những yêu cầu đặt ra đối với ngành công nghiệp năng lượng; vai trò của nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng và chuyển đổi số đối với ngành năng lượng Việt Nam, đáp ứng được  yêu cầu sự nghiệp công  thiệp hóa, hiện dại hóa đất nước.

 

Ban tổ chức Diễn đàn

Tag:

File đính kèm