Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công.
Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố; lãnh đạo Sở Công Thương và đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công các tỉnh/thành phố trên cả nước và một số cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
|
Bộ Công Thương tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển công nghiệp ở khu vực nông thôn trong quá trình côn nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xuất phát từ thực tế, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Khuyến công. Ngay sau khi Nghị định được ban hành hoạt động khuyến công nhận được sự quan tâm của các ngành các cấp, công tác chỉ đạo triển khai hướng dẫn thực hiện mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
|
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị |
10 năm qua, công tác khuyến công đã huy động được các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần xây dựng nông thôn mới; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu; giảm thiểu phát thải, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường; đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất sản xuất công nghiệp nông thôn bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế…
Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Nghị định vẫn còn một số khó khăn cần có các giải pháp kịp thời để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025. Đồng thời đề xuất với Chính phủ giải pháp, định hướng cho khuyến công giai đoạn tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương mong muốn được lắng nghe các góp ý, phát huy các kết quả đạt được, nhận diện hạn chế và nguyên nhân; xác định nhiệm vụ trọng tâm, tập trung các giải pháp để nâng cao công tác chỉ đạo điều hành, đạt được mục tiêu đề ra.
|
Thứ trưởng Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị |
Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) đã báo cáo tóm tắt về công tác khuyến công trong 10 năm triển khai Nghị định số 45/2012/NĐ-CP.
Theo đó, 10 năm qua, công tác khuyến công được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả và và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đã huy động được các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu; giảm thiểu phát thải, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường; đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất sản xuất công nghiệp nông thôn bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công ở Trung ương và địa phương cũng còn một số tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần tập trung khắc phục như: Công tác chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương đối với các hoạt động khuyến công đã được tăng cường, tuy nhiên công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các đơn vị liên quan ở một số địa phương trong công tác này chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả.
Một số địa phương đang tổ chức lại bộ máy đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khuyến công thuộc Sở Công Thương theo hướng sáp nhập về đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, dẫn đến sự không thống nhất về mô hình hoạt động, cách thức quản lý chương trình, triển khai nhiệm vụ chính trị có tính đặc thù đã được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về khuyến công. Nguồn lực để thực hiện Chương trình khuyến công tuy đã được quan tâm bố trí nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong đầu tư, phát triển sản xuất tại địa phương; bên cạnh đó, phần kinh phí khuyến công mà cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp, làm giảm sức hấp dẫn của chương trình…
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; các tổ chức, hiệp hội, cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu sẽ phát biểu, tham luận làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị các nội dung cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trong Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ để phù hợp với tình hình mới; đặc biệt đề xuất các nhiệm vụ phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước các cấp với các tổ chức, hiệp hội và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chính sách khuyến công trong thời gian tới.