Sign In

Hội LHPN tỉnh Nam Định giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới

00:00 14/06/2024
Vừa qua, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Nam Định tổ chức Đoàn giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20 tháng 01 năm 2018 của Ban Bí thư TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới tại 03 đơn vị: huyện Trực Ninh, huyện Vụ Bản và thành phố Nam Định và qua báo cáo của 07 đơn vị.

Đồng chí Vũ Ngọc Phi - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ phát biểu tại hội nghị

Cùng tham gia đoàngiám sát có đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Giám sátcho thấy,100% cán bộ nữ trong diện dự nguồn các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ cấp ủy các cấp và lãnh đạo ban, sở, ngành quản lý được tham gia bồi dưỡng; tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp cơ bản đảm bảo theo quy định; cán bộ nữ được điều động, bổ nhiệm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cấp huyện tăng so với nhiệm kỳ trước (từ 11,94% nhiệm kỳ 2015-2020 tăng lên 14,75% nhiệm kỳ 2020-2025).

Tuy nhiên, qua giám sát, một số cấp uỷ đảng, các ngành, cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ chưa thực sự nhận thức sâu sắc về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ nên công tác phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện Chỉ thị21có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, liên tục và thiếu đồng bộ; kinh phí thực hiện cho công tác bình đẳng giới chưa đảm bảo, cơ bản các hoạt động đều phối hợp,lồng ghép triển khai nên hiệu quả chưa cao.

TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Trưởng đoàn giám sát Trần Thị Định phát biểu tại hội nghị

Tại nhiều địa phương, đơn vị đã thực hiện quy hoạch, đào tạo cho đội ngũ cán bộ nữ nhưng việc sử dụng, bố trí cán bộ nữ còn thấp; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Ban Thường vụ, lãnh đạo chủ chốt ở các cấp chưa đảm bảo quy định, một số ngành có tỷ lệ nữ 30% chưa có lãnh đạo nữ chủ chốt. Mặc dù những năm gần đây, cán bộ nữ được giao, giữ các vị trí chủ chốt có chuyển biến đáng kể nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lực lượng lao động nữ; số lượng cán bộ nữ đầu ngành, địa phương còn khiêm tốn.  

Công tác phát triển đảng viên nữ ở một số địa phương, đơn vị đặc biệt là đảng viên nữ nông nghiệp nông thôn còn hạn chế.

Tại các buổi làm việc, Đoàn giám sát đánh giá cao sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời và những kết quả mà các đơn vị đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị 21thời gian qua. Đoàn giám sát cũng đề nghị lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ; tạo điều kiện, cơ chế để tổ chức Hội tham gia công tác quản lý nhà nước, tham gia vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện giám sát và phản biện xã hội có hiệu quả; từng bước nâng cao trình độ, năng lực của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác phụ nữ trong tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, vị tha gắn với giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện đời sống, bảo vệ sức khỏe của phụ nữ; tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình Việt Nam phát triển theo 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Đoàn giám sát tại huyện Trực Ninh

Đoàn giám sát đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức Hội thật sự vững mạnh toàn diện, chú trọng phát triển hội viên mới gắn với nâng cao chất lượng hội viên; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác phụ nữ; chủ động về nhân sự, quan tâm đào tạo cán bộ nữ trẻ, cán bộ nữ người có đạo; thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên nữ, nhất là phát triển đảng viên nữ ở nông thôn, tổ dân phố, ở vùng đồng bào có đạo; tạo nguồn nữ quần chúng ưu tú để giới thiệu kết nạp Đảng; đa dạng hơn nữa trong công tác tuyên truyền Chỉ thị 21 cũng như các văn bản liên quan.

Trần Thị Sâm

Tag:

File đính kèm