Sign In

Hội thảo khoa học giới thiệu, kết quả nghiên cứu đề tài“Fintech tại Việt Nam – Thực trạng, xu hướng phát triển và khuyến nghị chính sách”

12:03 14/06/2024
Ngày 13/6/2024, Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp cùng nhóm nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ ““Fintech tại Việt Nam – Thực trạng, xu hướng phát triển và khuyến nghị chính sách” tổ chức Hội thảo giới thiệu, trao đổi kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài do TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng,Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


Quang cảnh hội thảo

 

Tham dự Hội thảo có đại diện một số đơn liên quan thuộc NHNN; đại diện một số công ty Fintech và trung gian thanh toán; đại diện một số trường, học viện, trung tâm nghiên cứu và các đơn vị khác; các thành viên nhóm nghiên cứu đề tài.

Phát biểu khai mạc hội thảo TS.Nguyễn Thị Hiền- Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng cho biết, thị trường Fintech đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thế giới cứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư vào lĩnh vực Fintech trên toàn cầu.Những số liệu thống kê của Fintech Global cho thấy sự gia tăng đầu tư vào Fintech đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn 2014 trở lại đây.

Theo số liệu khảo sát của Vietnam Fintech Report năm 2022, hơn 70% các công ty Fintech lựa chọn hợp tác với ngân hàng trong kinh doanh cung cấp dịch vụ thay vì cạnh tranh trực tiếp. Cũng theo báo cáo này, hơn 80% lãnh đạo ngân hàng mong muốn hợp tác cùng Fintech để cùng phát triển lợi thế sẵn có mỗi bên.

TS.Nguyễn Thị Hiền cho biết thêm, Fintech không phải chủ đề mới nhưng ngành Ngân hàng cần có mọt nghiên cứu bài bản từ lý thuyết đến thực tiễn, từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn ở Việt Nam để thấy được thế giới như thế nào và Việt Nam đnag ở đâu, từ đó đưa ra các giải pháp tương ứng.

Theo nội dung báo cáo đề tài, Fintech là một thuật ngữ tiếng Anh đã xuất hiện từ lâu, viết đầy đủ là Financial Technology, nghĩa là “công nghệ tài chính”. Thuật ngữ này gắn với các công ty công nghệ tài chính, tuy nhiên, hiện nay, phạm trù được hiểu rộng hơn. Theo phân loại của Viện Ổn định tài chính (FSI) của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), thị trường Fintech được phân thành 3 phần:Các chính sách hỗ trợ (policy enablers); Các công nghệ nền tảng (enabling technology); Hoạt động Fintech (Fintech activites): được chia thành (nhưng không giới hạn): (i) ngân hàng số (digital banking); (ii) huy động vốn cộng đồng (crowd funding); (iii) quản lý tài sản; (iv) thanh toán số và tiền điện tử; (v) công nghệ bảo hiểm (insurtech); (vi) hoạt động tài chính liên quan đến tiền kỹ thuật số…

image

Đại diện nhóm đề tài trình bày tóm tắt các nội dung nghiên cứu của đề tài

 

Nội dung của đề tài cũng nêu rõ hoạt động của Fintech trên thế giới và kinh nghiệm thế giới về quản lý fintech.Thị trường Fintech trên thế giới đã phát triển rất mạnh mẽ. Những công ty Fintech ở cả 6 lĩnh vực (ngân hàng số; huy động vốn cộng đồng; quản lý tài sản; hoạt động thanh toán; công nghệ bảo hiểm; hoạt động tài chính liên quan đến tài sản kỹ thuật số) đã liên tục tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, làm thay đổi đáng kể thị trường tài chính toàn cầu .

Về quản lý fintech trên thế giới, Báo cáo của World Bank năm 2020 chỉ ra bốn cách tiếp cận phổ biến đang được áp dụng là: (i) Chờ đợi và quan sát và (ii) Thử nghiệm và học hỏi, (iii) Cơ chế thúc đẩy sáng tạo và (iv) Cải cách luật pháp (World Bank, 2020). Các cách tiếp cận này đều có ưu và nhược điểm riêng, và cần có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có thể chọn ra cách phù hợp nhất với từng quốc gia.

Đại diện nhóm nghiên cứu đề tài đưa ra khuyến nghị và đề xuất giải pháp phát triển đối với các mảng hoạt động của Fintech. Kinh nghiệm quốc tế (đặc biệt là tại Philippines và Kenya) cho thấy, Việt Nam có thể sử dụng cách tiếp cận “thử nghiệm và học hỏi” để quản lí Fintech. Cách tiếp cận này cho phép các cơ quan quản lí vừa có thể kiểm soát các rủi ro của Fintech (có thể bằng cách cho ứng dụng trong phạm vi hẹp), vừa có thời gian để thu thập thông tin, tìm ra phương án quản lí tối ưu. Như đã đề cập ở phần trên, hiện nay, NHNN đã bắt đầu áp dụng phương pháp này với một số hoạt động như e-KYC, Mobile-Money và cho vay bằng phương thức điện tử….Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với NHNN để sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech (Sandbox) trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đồng thời quá trình vận hành khung khổ này cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Đề cập đến giải pháp phát triển đối với các mảng hoạt động của fintech, đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Giải pháp phát triển ngân hàng số thuần túy; Giải pháp phát triển huy động vốn cộng đồng; Giải pháp phát triển mảng quản lý tài sản; Giải pháp phát triển mảng thanh toán; Giải pháp phát triển công nghệ bảo hiểm…

Tại hội thảo các đại biểu đã trao đổi một số vấn đề từ kết quả đề tài như: Hoạt động của Fintech trên thế giới và kinh nghiệm thế giới về quản lý fintech; Bài học kinh nghiệm về quản lý fintech cho Việt Nam; Thực trạng quản lý fintech, công ty fintech tại Việt Nam…

NN

Tag:

File đính kèm