Sign In

Họp mặt cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh được phân công theo dõi, hỗ trợ huyện, xã, phường, thị trấn

10:45 24/05/2023
Chiều ngày 23/5/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị họp mặt cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được phân công theo dõi, hỗ trợ huyện, xã, phường, thị trấn. Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cán bộ cấp tỉnh được phân công theo dõi, hỗ trợ xã, phường, thị trấn; đại diện thường trực các huyện ủy, thành ủy.

Đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.


Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 18/01/2021 của Tỉnh ủy “về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ”, Tỉnh ủy và các cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo hướng về cơ sở; tiếp tục thực hiện phương châm “tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình”; tập trung công tác xây dựng Đảng theo “4 nắm”, “4 góp”, “3 kiểm”. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 559-QĐ/TU ngày 26/8/2022 “về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được phân công theo dõi, hỗ trợ huyện, xã, phường, thị trấn; trách nhiệm của huyện ủy, thành ủy, đảng ủy xã, phường, thị trấn”; đã phân công 157 cán bộ cấp tỉnh theo dõi, hỗ trợ 157 xã, phường, thị trấn và 09 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, hỗ trợ đảng bộ huyện, thành phố; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung để thay thế các đồng chí chuyển đổi công tác, nghỉ hưu,...


Qua thực hiện, cán bộ được phân công theo dõi, hỗ trợ địa bàn thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn theo quy định; chủ động sắp xếp công việc để tham gia các hội nghị huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy định kỳ, đột xuất, các cuộc họp đảng ủy và chi bộ trực thuộc; tham gia góp ý đối với công tác xây dựng Đảng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. Bám sát địa bàn phụ trách, nắm chắc tình hình địa phương, quy chế làm việc của ban chấp hành đảng bộ, trao đổi thông tin, truyền đạt chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến địa phương và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Công tác thông tin, mối quan hệ giữa cán bộ cấp tỉnh với huyện ủy và đảng ủy xã, phường, thị trấn được thường xuyên, đồng bộ, kịp thời; chế độ thông tin báo cáo đối với đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách huyện được bảo đảm, nhất là những khó khăn, vướng mắc, vấn đề mới nổi lên của địa phương để cùng góp sức cho địa phương giải quyết hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết; nhiều đồng chí vận động, kết nối các nguồn lực để đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình an sinh xã hội, giới thiệu mô hình mới, cách làm hay để địa phương tham khảo. Ngoài ra, cán bộ cấp tỉnh theo dõi, hỗ trợ cấp xã còn gắn với cán bộ cấp huyện theo dõi, hỗ trợ ấp, khu phố và cán bộ cấp xã nắm hộ gia đình, thực hiện tốt vai trò cầu nối, nắm chắc tình hình địa bàn phụ trách, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến ấp, khu phố và tổ nhân dân tự quản; tham gia tích cực vào các hoạt động của địa phương, củng cố hoạt động của tổ nhân dân tự quản, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, kịp thời phản ánh và đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, bức xúc, kiến nghị của người dân.


Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, việc thực hiện phương châm vẫn còn hạn chế, khó khăn, đó là: Việc thực hiện nội dung “4 nắm, “4 góp”, “3 kiểm” có nơi, có lúc chưa toàn diện. Một số cán bộ theo dõi, hỗ trợ chưa dành nhiều thời gian tham dự các cuộc họp chi bộ ấp, khu phố để góp ý, hỗ trợ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh toàn diện; để phản ánh những khó khăn, vướng mắc ở ấp, khu phố và đề nghị các ngành chức năng xem xét giải quyết. Chế độ thông tin, báo cáo, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong giải quyết một số việc theo phản ánh, đề xuất, kiến nghị của cán bộ theo dõi, hỗ trợ xã, phường, thị trấn có lúc chưa kịp thời. Một ít cấp ủy cấp xã, chi bộ ấp, khu phố còn tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của cán bộ tỉnh, huyện; chưa kịp thời thông tin, báo cáo đầy đủ, trung thực về tình hình tại địa phương, nhất là những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc... để cán bộ theo dõi, hỗ trợ nắm, góp ý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ giải quyết. Việc thực hiện nội dung “xã nắm tới hộ gia đình” có nơi chưa đạt như mong muốn...


Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các các đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh được phân công theo dõi, hỗ trợ huyện, xã, phường, thị trấn tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thẳng thắn đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thực hiện phương châm của Tỉnh ủy. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có kết quả phương châm “tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình”, nhất là nội dung “xã nắm tới hộ gia đình”. Từng đồng chí tập trung nghiên cứu và đề xuất nội dung, phương pháp, giải pháp giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy nắm rõ và chỉ đạo sâu sát tình hình cơ sở để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động của đảng ủy xã, phường, thị trấn. Cán bộ cấp tỉnh được phân công theo dõi, hỗ trợ địa bàn phải nắm chắc chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và am hiểu nhiều lĩnh vực để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ cấp ủy, chính quyền ở địa bàn được phân công theo dõi, hỗ trợ; nghiên cứu sâu nội dung Quy định số 559-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập trung công tác xây dựng Đảng theo “4 nắm”, “4 góp”, “3 kiểm”, tiếp tục đưa nội dung “4 nắm”, “4 góp”, “3 kiểm” đi vào chiều sâu; tập trung nắm toàn diện, nắm chắc về mặt tổ chức, con người, quy chế và nghị quyết của địa phương mình theo dõi, hỗ trợ. Hỗ trợ cấp ủy cơ sở xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh theo Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 18/01/2021 của Tỉnh ủy; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên theo Chương trình số 25-CTr/TU, ngày  07/10/22 của Tỉnh ủy; trong đó quan tâm thực hiện 03 chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy về lĩnh vực xây dựng Đảng đó là: Công tác kết nạp đảng viên, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện và kéo giảm số lượng đảng viên vi phạm. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ theo phương châm “Đúng vai, thuộc bài”, “Gần dân, sát cơ sở”; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động của Đảng và hệ thống chính trị. Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” đồng bộ trong nội bộ Đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân, tạo ra phong trào “Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua” thực hiện cuộc “Đồng Khởi mới” theo phương châm “Học tập ‘điển hình’, bắt kịp ‘điển hình’, vượt qua ‘điển hình’”. Các đồng chí được phân công theo dõi, hỗ trợ địa bàn phải đề cao trách nhiệm nêu gương; thực hiện đầy đủ nội dung theo dõi, hỗ trợ; duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ theo dõi, hỗ trợ với Ban Thường vụ các huyện uỷ, thành uỷ. Cán bộ được phân công thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn khi đi cơ sở; tiếp tục thực hiện tốt vai trò là cầu nối, truyền tải chủ trương của Tỉnh ủy đến địa phương để triển khai thực hiện; góp ý, đánh giá tình hình thực tế của từng địa bàn để nghiên cứu vận dụng linh hoạt hỗ trợ đạt kết quả, nhất là quan tâm hỗ trợ có hiệu quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế bền vững, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương. Đồng thời, lắng nghe, nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy những giải pháp, đổi mới trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị có kết quả. Thường xuyên rà soát điều chỉnh, bổ sung phân công cán bộ theo dõi, hỗ trợ xã, phường, thị trấn cho phù hợp; cấp huyện, xã tổ chức họp định kỳ đối với cán bộ được phân công theo dõi, hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện phương châm “tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình”. Nâng cao chất lượng nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, cung cấp kịp thời, đầy đủ các nội dung chỉ đạo, định hướng của tỉnh để cán bộ cấp tỉnh kịp thời truyền đạt đến địa phương theo dõi, hỗ trợ. Chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn việc đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên hàng năm, cần bổ sung nội dung đánh giá kết quả hỗ trợ của cán bộ đối với cơ sở, và đây là cơ sở, là yêu cầu đối với cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ;…/..



Tag:

File đính kèm