Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, những năm qua, công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến mới cả về nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyềnThực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 36-NQ/TW) và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 25/11/2014 thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị. UBND tỉnh và các sở, ban, ngành địa phương đã cụ thể hóa các nội dung bằng hệ thống các văn bản, kế hoạch triển khai; theo đó, 100% các sở, ban, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số theo giai đoạn và hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành 06 Nghị quyết, 02 Chỉ thị, 02 Chương trình, 11 Quyết định và 31 Kế hoạch để triển khai thực hiện phát triển công nghệ thông tin.Các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân về lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, trong quản lý giáo dục, khám, chữa bệnh… Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú qua các kênh thông tin như: Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; trên hai bản tin Thông báo nội bộ và phục vụ Nhân dân của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; trang/cổng thông tin điện tử của các ban, sở, ngành, đoàn thể; các trang mạng xã hội, fanpage, facebook…Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin hiện đạiĐã hình thành được hệ thống đường trục cáp quang liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn với công nghệ hiện đại; mạng ngoại vi băng rộng đã phủ đến 100% các thôn, bản khu vực đồng bằng và hầu hết khu vực trung tâm và thôn, bản lân cận các xã miền núi. Mạng di động cơ bản đã phủ sóng cho 99% dân số toàn tỉnh. Đến nay, 100% các cán bộ, công chức thuộc các cơ quan nhà nước đều sử dụng thành thạo máy tính, mạng internet và các phần mềm căn bản phục vụ công việc (tin học văn phòng, truy cập internet, hệ thống quản lý văn bản và điều hành; tự xử lý được các vấn đề cơ bản của mạng LAN, máy tính và các thiết bị ngoại vi thuộc phạm vi quản lý). 100% cán bộ, công chức và trên 60% viên chức từ tỉnh đến xã đã được đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin/chuyển đổi số và an toàn thông tin. Duy trì hệ thống mạng số liệu chuyên dùng với 152 điểm (30 đơn vị cấp tỉnh, 11 cấp huyện, 111 cấp xã) đảm bảo kết nối ổn định, thông suốt 4 cấp. Bình Phước hiện có bốn trung tâm điều hành thông minh kết nối với lãnh đạo các cấp theo dõi và điều hành công việc hằng ngày.
Hình thành mạng lưới cán bộ, công chức chuyên trách và kiêm nhiệm về công nghệ thông tin thuộc các cơ quan nhà nước, địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã đạt 7.470 người, trong đó, riêng đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin là 94 người thuộc các cơ quan sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Đã tổ chức được trên 355 lớp với 30.210 lượt học viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, an toàn thông tin. Hàng năm tổ chức ít nhất 01 đợt diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin; cử cán bộ tham gia các lớp diễn tập thực chiến do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.Đã hoàn số hóa mặt đất truyền hình tỉnh, theo đó, toàn bộ các trạm phát sóng chính và các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất đã hoàn toàn tắt sóng. Người dân hiện đã chuyển hoàn toàn sang các phương thức thu truyền hình khác gồm: Truyền hình số mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình internet (di động và cố định). Triển khai giải pháp truyền thanh thông minh với 1.484 cụm, 3.423 loa truyền thanh thông minh được triển khai trên toàn tỉnh và được quản lý trên hệ thống thông tin nguồn.Duy trì hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của tỉnh đã liên thông ngang dọc 4 cấp hành chính; Duy trì hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh (đã cấp 8.023 hộp thư công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ sử dụng đạt 84,39%); Hạ tầng truyền thông, Đài Phát phanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đã số hóa, được đầu tư hệ thống lưu trữ phim, phóng sự, ảnh; đầu tư xe truyền hình lưu động HD, phục vụ việc ghi hình các sự kiện trực tiếp trên địa bàn tỉnh; Hạ tầng kết nối IoT, các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số qua việc phát triển hạ tầng số tại dự án Đầu tư thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Chính quyền số, Địa phương thông minh tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025. Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh, họp không giấy, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); Trung tâm giám sát, điều hành an ninh mạng của tỉnh (SOC); Trung tâm điều hành thông minh ( IOC).Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả caoHạ tầng số trong cơ quan nhà nước: 100% cán bộ, công chức có máy tính sử dụng, kết nối internet cáp quang băng rộng và mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD). Các nền tảng số/phần mềm dùng chung của cơ quan nhà nước đều được vận hành tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và trên nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp, bảo đảm an toàn thông tin; Hệ thống chữ ký số: đã triển khai 100% các sở, ngành, huyện thị, đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành, huyện trong tỉnh, ... Tính đến ngày 16/5/2024, toàn tỉnh đã có 52.707 chữ ký số công cộng của người dân, 4139 chứng thư số do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp, trong đó 486 chứng thư số tổ chức, 3653 chứng thư số cá nhân; Mạng TSLCD kết nối đến 152 cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã để vận hành các dịch vụ phục vụ chính quyền điện tử/chính quyền số; Về dữ liệu số, đã đưa vào vận hành kho dữ liệu dùng chung (csdl.binhphuoc.gov.vn); Cổng dữ liệu mở (tại opendata.binphuoc.gov.vn) để kết nối dữ liệu các sở, ban, ngành, địa phương nhằm thu thập, phân tích, chia sẻ dữ liệu. Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Bình Phước ra đời được ví như “viên gạch đầu tiên” đặt nền móng cho việc xây dựng “chính quyền số”.
Đến nay,100% hồ sơ được giải quyết theo quy trình điện tử và được công khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Tính đến tháng 4/2024, Cổng dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp 1390 Dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia; Hệ thống Dịch vụ công của tỉnh đã cho phép công dân, doanh nghiệp cập nhật tất cả các tài liệu điện tử, thành phần hồ sơ, kết quả điện tử được lưu trữ tại “Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức”để phục vụ việc nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp các thủ tục hành chính và đã đồng bộ dữ liệu với “Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức” của Cổng dịch vụ công Quốc gia . Tài liệu, giấy tờ tại “Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức” do người dân, doanh nghiệp tự cập nhật lên hoặc do cơ quan nhà nước trả kết quả bản điện tử theo quy định. Tính đến tháng 4/2024, tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa trên cổng Dịch vụ công của tỉnh có 82.991 hồ sơ, đạt hơn 61%.Tỉnh đã triển khai thử nghiệm thành công 2 nhà mạng 5G của VNPT, Viettel tại Quảng Trường tỉnh. Năm 2024, 2025 sẽ triển khai lắp đặt khoảng 250 trạm BTS 5G tại các trung tâm, khu công nghiệp (Viettel (200), VNPT Bình Phước (50). Dự kiến giai đoạn 2025-2030 sẽ phát triển mạng 5G toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh đã có 843/843 thôn, ấp có hạ tầng băng rộng cố định, đạt tỷ lệ 100%; Mạng di động 3G/4G cũng đã phủ sóng 100% thôn, ấp, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực trong vùng lõm sóng.Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.306.845 thuê bao điện thoại (cố định 8.738 thuê bao, di động 1.298.107 thuê bao); tỷ lệ người dân sử dụng thuê bao điện thoại đạt 125%; Số thuê bao Internet băng rộng là 1.144.479 (cố định 217,568 thuê bao, di động 926,911 thuê bao); tỷ lệ số thuê bao Internet băng rộng là 110%; Số thuê bao băng rộng cố định hộ gia đình đạt 214,417 thuê bao; tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 76,2%; Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) trên địa bàn tỉnh đạt 89%.Khu vực tuyến biên giới: Phủ sóng tuyến đường tuần tra biên giới đảm bảo quốc phòng, an ninh, qua khảo sát triển khai 54 trạm phát sóng thông tin di động trên chiều dài 176 km đường tuần tra biên giới. Đến thời điểm hiện tại, trên đường tuần tra biên giới tỉnh đã có 36 trạm phát sóng thông tin di động (gọi là trạm BTS) đang hoạt động. Giai đoạn năm 2022 – 2025 dự kiến đầu tư thêm 18 trạm BTS, đảm bảo đủ các tuyến, chốt trọng yếu của đường tuần tra biên giới. Trong năm 2024, tiếp tục triển khai, xây dựng trạm BTS tại các vùng sóng yếu trên địa bàn tỉnh khoảng 234 trạm BTS (trong đó: Viettel 141 trạm; VNPT 93 trạm).Có thể thấy, từ khi Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” được ban hành, đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành CNTT phát triển mạnh mẽ hơn. Đối với Bình Phước, thời gian qua, việc ứng dụng CNTT đã được tỉnh tích cực triển khai sâu rộng và đồng bộ, xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch hành động. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã đạt được nhiều thành quả quan trọng với những bước phát triển và đột phá trong lĩnh vực CNTT. Hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, cáp quang kết nối internet đã kết nối 100% đơn vị cấp tỉnh cấp huyện và cấp xã trên toàn tỉnh. Các ngành đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành công việc, bước đầu thực hiện thanh toán điện tử thông qua Cổng dịch vụ công trực truyến củatỉnh.Bằng nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội, các nội dung của Nghị quyết số 36-NQ/TW, trọng tâm là các quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CNTT, chuyển đổi số trong quá trình phát triển của đất nước cũng như ở địa phương, cơ quan, đơn vị đã được lan tỏa sâu rộng và tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và toàn xã hội; các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, giúp thay đổi phương thức, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước; các nhiệm vụ Đề án 06 được tích cực triển khai, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, kỹ năng số giúp người dân chủ động, tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tiếp cận các nền tảng số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội./..