Sáng 17/1, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác năm 2023 với các đồng chí bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương. Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội dự điểm cầu hội nghị Trung ương.
Dự điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đây là lần thứ 2 Thường trực Ban Bí thư tổ chức hội nghị giao ban với các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương để nghe các Tỉnh ủy, Thành ủy báo cáo những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, Thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương.
Năm 2023 là năm sơ kết giữa nhiệm kỳ, năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh, Thành phố và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) giai đoạn 2021 - 2025; bám sát sự lãnh chỉ đạo của Trung ương Đảng, các Tỉnh ủy, thành ủy đã chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức cơ bản hoàn thành nhiệm vụ chính trị, mục tiêu KT - XH năm 2023; sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ đánh giá và phát huy kết quả đạt được tiếp tục tạo đà quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, Thành phố.
Trên 90% các Tỉnh ủy, Thành ủy thực hiện đạt và hoàn thành vượt mức tất cả các nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Trong đó, nhiều tỉnh đạt tăng trưởng kinh tế trên 10% như: Bắc Giang, Hậu Giang, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân đầu người đạt và tăng, có những địa phương đã tiến sát và đạt mức chỉ tiêu năm 2025. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Nhiều địa phương tăng trưởng kinh tế đạt mức cao như: Bắc Giang, Hậu Giang, Khánh Hòa, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng… từ 14 - 18%/năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát huy giữ vai trò trụ đỡ của kinh tế địa phương, phát triển ổn định từ 2 - 5%.
Nhiều địa phương tập trung quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hiện đại giá trị cao. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm triển khai. Dịch vụ, thương mại tăng trưởng ổn định, trong đó hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng từ 10 - 15%; du lịch phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, một số địa phương có nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ. Kinh doanh và thu hút đầu tư ổn định, riêng thu hút đầu tư nguồn lực vốn FDI trực tiếp nước ngoài tăng, một số địa phương đạt và vượt mức kế hoạch như: Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội từ 2,6 - 3,5 tỷ USD, một số địa phương thu hút vốn FDI mức khá thư: Nghệ An, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Thu ngân sách Nhà nước tuy gặp khó khăn nhưng nhiều tỉnh vẫn thu tăng mức khá.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục, an sinh xã hội được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều có xu hướng giảm. Quốc phòng, quân sự, an ninh địa phương được thực hiện đồng bộ, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định. Hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện, đồng bộ, cả về đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Năm 2024 là năm đặc biệt quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, Thành phố và triển khai công tác lãnh đạo, chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Các Tỉnh ủy, Thành ủy phân tích khó khăn, thách thức để xây dựng, thống nhất các chỉ tiêu phát triển theo định hướng duy trì phát huy những kết quả tích cực, khắc phục yếu kém, phấn đấu mức cao hơn những mục tiêu còn hạn chế năm 2023. Ưu tiên thúc đẩy phát triển KT - XH, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tài chính, ngân sách; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, đa dạng hóa thị trường và tiến độ đầu tư công ngay từ đầu năm, đặc biệt đối với dự án trọng điểm.
Quan tâm rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng. Quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đới sống vật chất, tinh thần của người dân. Tiếp tục triển khai đồng bộ nghiêm túc Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, tăng cường đối thoại với nhân dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực.
Tại hội nghị, các đồng chí bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thảo luận về cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả về công tác đổi mới phương thức lãnh chỉ đạo hiệu quả mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương trong phát triển kinh tế, như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, điều kiện từ nhiên về phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư…; xây dựng các nghị quyết chuyên đề, nhiệm vụ trọng tâm đột phá về tăng tốc phát triển KT - XH; cách làm hay, mới hiệu, quả được lòng dân về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng như: Bảo vệ cán bộ “6 dám”, “7 dám” vì mục tiêu chung; người đứng đầu cấp ủy tăng cường đối thoại với nhân dân, các tổ chức đoàn thể, công nhân lao động, doanh nghiệp…; chủ động tháo gỡ vấn đề bức xúc không để bất đồng chính kiến, điểm nóng kéo dài; tiếp tục củng cố, xây dựng niềm tin của nhân với Đảng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tăng cường sinh hoạt chi bộ tại địa bàn khó khăn để kịp thời tháo gỡ vướng mắc ngay tại cơ sở; làm tốt công tác an sinh xã hội, từng bước cải thiện, đảm bảo đời sống vật, tinh thần cho gia đình chính sách, người có công và nhóm yếu thế xã hội; tăng cường sự đồng thuận của nhân dân với Đảng, nâng cao uy tín của Đảng với nhân dân.
Kết luận hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá các địa phương trong cả nước có nhiều cách làm hay, sáng tạo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023. Những kinh nghiệm quý báu này cần tiếp tục được nhân rộng để lan tỏa yếu tố tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương. Đồng thời, các địa phương cần nỗ lực, trách nhiệm hơn nữa giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của năm. Đề nghị bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy phải tiếp tục toàn tâm, toàn ý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các đồng chí bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy cần tập trung nêu cao vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao mức sống cho nhân dân; quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kiện toàn các chức danh lãnh đạo còn thiếu. Tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra.
Trường Hà