Huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia tự quản an toàn phòng cháy, chữa cháy” năm 2024
Giai đoạn từ năm 2018 - 2023, việc triển khai, thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được thực hiện nghiêm túc; đã làm tốt công tác quán triệt, triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác PCCC, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai về công tác PCCC. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH được tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, địa bàn cơ sở.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC đã được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, trong 06 năm, toàn tỉnh đã tổ chức trên 2.500 buổi tuyên truyền trực tiếp về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, với trên 50.000 lượt người nghe; tuyên truyền, vận động trên 2.000 hộ gia đình dỡ bỏ “chuồng cọp”, “lồng sắt”, tạo lối thoát nạn khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; đăng trên 5.000 tin, bài, clip tuyên truyền, khuyến cáo trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook; phổ biến, hướng dẫn 6.000 lượt người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Báo cháy -114 và trên 10.000 lượt quan tâm tài khoản “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH” trên mạng xã hội Zalo,…
Qua thống kê, rà soát trên địa bàn tỉnh hiện có 254 cơ sở chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động. Để xử lý dứt điểm các công trình vi phạm nêu trên, Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Thông tin truyền thông đăng tải danh sách các cơ sở, công trình này lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và yêu cầu cơ sở cam kết lộ trình, thời hạn khắc phục các vi phạm về PCCC; đồng thời đã tiến hành xử lý vi phạm về PCCC theo quy định đối với hơn 70 trường hợp, với số tiền trên 5 tỷ đồng
Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh đã tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đảm bảo tốt công tác tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy 24/24 giờ, duy trì 100% quân số thường trực trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn cứu hộ cho các sự kiện chính trị, văn hóa lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị tốt các phương án chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc sét, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do bão gây ra trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 761 mô hình tổ dân cư tự quản; 115 tổ an ninh, trật tự, 10 mô hình “Khu dân cư an toàn PCCC”, 262 mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, 189 “Điểm chữa cháy công cộng” 01 mô hình “Khu nhà trọ an toàn PCCC”, 01 mô hình “Chung cư an toàn PCCC”, 01 mô hình “Cụm doanh nghiệp an toàn PCCC”. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các cấp đã chú trọng xây dựng các mô hình tự quản tại khu dân cư để tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo phương châm “4 tại chỗ”; đưa hoạt động PCCC và CNCH gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, là tiêu chí trong xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa. Tính đến ngày 14/7/2023, trên địa bàn tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 1.345 đội Dân phòng với 12.655 đội viên.
Trên địa bàn tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 04 đội PCCC chuyên ngành tại các cơ sở gồm: Công ty Thủy điện Hòa Bình, Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà, Khu công nghiệp Lương Sơn và Viện thuốc phóng, thuốc nổ (Bộ Quốc Phòng). Đã thành lập 2.011 đội PCCC cơ sở tại các cơ quan, doanh nghiệp, với tổng số gần 20.000 đội viên, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về mô hình tổ chức, số lượng đội viên, chế độ theo quy định. Các lực lượng này đã được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH, thường xuyên phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trong thực tập các phương án và khi có vụ việc xảy ra tại địa bàn dân cư. Củng cố, xây dựng 01 đội Kiểm lâm cơ động và PCCC rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm; 10 tổ quản lý bảo vệ rừng và PCCC rừng thuộc Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố; 206 tổ bảo vệ rừng cấp xã và 05 tổ bảo vệ rừng thuộc các Ban quản lý rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, chủ rừng lớn. Đã thành lập được 1.257 tổ quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn, xóm, bản, làng với 7.660 người tham gia.
Công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH được tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, địa bàn cơ sở. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của Cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng Nhân dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác PCCC. Nhiều đơn vị, cơ sở đã quan tâm đầu tư trang bị phương tiện PCCC, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; duy trì thực hiện đầy đủ các giải pháp trong công tác PCCC đối với các dự án, công trình.... qua đó đã góp phần hạn chế thấp nhất về thiệt hại do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Hải