Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển văn hoá, xây dựng con người trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, huyện Bắc Sơn đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã nhận thức sâu sắc và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về văn hoá, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hoá.
Cán bộ làm công tác quản lý văn hóa tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được bố trí cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường; các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện cơ bản đều thực hiện tốt các quy định của Nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người huyện Bắc Sơn; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong từng cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong mỗi gia đình, gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng có sức lan tỏa được các cấp, các ngành và Nhân dân đồng tình, tích cực tham gia hưởng ứng. Chú trọng các hoạt động xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người; các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng gia đình no ấm, bình đăng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh tiếp tục được phát huy. Thường xuyên tuyên truyền việc xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, công dân kiểu mẫu, việc chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Thường xuyên trú trọng đưa văn hoá về cơ sở đặc biệt là địa bàn đặc biệt khó khăn, góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ được triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân. Đội ngũ nghệ nhân trên địa bàn huyện luôn phát huy tinh thần tích cực trong các hoạt động sáng tác và đã có nhiều tác phẩm có chất lượng tham gia các hội thi, hội diễn cấp tỉnh đạt giải cao. Hằng năm huyện tổ chức được trên 15 buổi diễn văn nghệ quần chúng và hội thi, hội diễn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa phát triển lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.
Công tác tuyên truyền phát động trong Nhân dân về Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm trú trọng; nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về thể dục, thể thao trong việc nâng cao sức khỏe ngày một nâng lên, phong trào tập luyện thể dục, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ thu hút được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Toàn huyện có 18/18 xã, thị trấn có sân thể thao; 139/148 thôn, khối phố có sân thể thao; có 83 câu lạc bộ tập thể dục thể thao. Ngoài ra huyện có 03 sân tennis, 05 nhà thi đấu đa năng; 03 sân bóng đá nhân tạo; 03 bể bơi; 01 phòng tập Gym (có biểu phụ lục chi tiết gửi kèm). Các thiết chế văn hóa được khai thác, sử dụng triệt để công năng đi vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, tập luyện thể dục thể thao của Nhân dân. Số người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên chiếm 51% dân số; 100% số trường học trên địa bàn huyện đảm bảo việc thực hiện giáo dục thể chất theo quy đinh. Công tác xã hội hóa thể dục, thể thao trên địa bàn huyện đạt được những kết quả thiết thực, từng bước xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng các điểm luyện tập thể dục, thể thao để phục phụ nhu cầu luyện tập của Nhân dân. Hệ thống sân chơi, bãi tập, trang thiết bị để phục vụ tập luyện thể dục, thể thao của huyện và cơ sở ngày càng được đầu tư xây dựng, hoàn thiện đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục, thể thao quần chúng được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả về số lượng và chất lượng, duy trì và phát triển môi trường văn hóa ổn định, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào công tác ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại. Năm 2014, số hộ gia đình được công nhận Gia đình văn hoá là 10.762/16371 hộ, chiếm 65,7%; Khu dân cư văn hoá là 98/224 khu, chiếm 43,37%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá đạt 120/122, chiếm 98,4%. Đến hết năm 2023, số gia đình được công nhận gia đình văn hoá là 15.609/17.257 hộ, chiếm 87,29%; Khu dân cư văn hoá là 132/149 khu, chiếm 88,59%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 119/120, chiếm 99%; 100% thôn, khu phố xây dựng được hương ước, quy ước (có biểu phụ lục chi tiết gửi kèm).
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được chú trọng. Trong những năm qua nhìn chung việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm, thiết thực, trang trọng, hiệu quả, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương; một số hủ tục lạc hậu trong việc tang đã và đang dần được loại bỏ, góp phần làm lành mạnh hoá, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo hướng văn minh, trang trọng, tiết kiệm.
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá được đẩy mạnh. Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo đầu tư tôn tạo các điểm di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh. Các di tích đã trở thành những địa chỉ đỏ, hàng năm thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, tìm hiểu, như Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn, đình Nông Lục, di tích Khuổi Nọi, đèo Tam Canh .v.v… Huyện đã huy động nguồn lực của toàn xã hội để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, luôn khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu bản sắc văn hóa của dân tộc, giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch. Theo Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt và công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, thì huyện có 01 khu di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt (gồm 12 điểm di tích), 03 điểm xếp hạng di tích cấp quốc gia, 12 điểm di tích xếp hạng cấp tỉnh và 13 điểm di tích được kiểm kê khoa học.
Việc tổ chức các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện nhằm bảo tồn, phát huy những nét truyền thống vốn có trong các lễ hội cổ truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo duy trì tổ chức 04 lễ hội (Lễ hội Ná Nhèm xã Trấn Yên, Lễ hội Quỳnh Sơn xã Bắc Quỳnh, Lễ hội lồng tồng thôn Bản Cầm xã Vạn Thủy, Lễ hội lồng tồng Nghè Yên Lãng thị trấn Bắc Sơn). Các lễ hội được tổ chức theo đúng quy định, các nghi thức trong lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương; phần hội diễn ra phong phú, hấp dẫn tạo sự lan tỏa, lôi cuốn góp phần thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia.
Hoạt động bảo tồn âm nhạc truyền thống luôn được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm chú trọng, thu hút được đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Nhiều câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện được thành lập. Hiện nay trên địa bàn huyện có 57 Câu lạc bộ văn nghệ, trong đó có 14 Câu lạc bộ cấp xã và 43 Câu lạc bộ thôn, khối phố, thu hút trên 1.000 hội viên tham gia. Các chương trình giao lưu, hội thi, hội diễn văn nghệ đều có những tiết mục dân ca, dân vũ truyền thống tham gia. Từ năm 2014 đến nay huyện đã xây dựng 10 chương trình văn nghệ tham dự các cuộc liên hoan, hội thi cấp tỉnh, khu vực; các ngành, đoàn thể đã tổ chức được 08 hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ cấp huyện và 280 cuộc giao lưu văn nghệ giữ các câu lạc bộ, tổ nhóm văn nghệ quần chúng; 18 xã, thị trấn tổ chức được trên 240 chương văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân và các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương thu hút đông đảo diễn viên không chuyên tham gia. Mở được 08 lớp truyền dạy các làn điệu dân ca như hát then đàn tính, múa trầu, hát quan làng. Đặc biệt, việc bảo tồn các làn điệu dân ca đã được lồng ghép trong hoạt động ngoại khóa của nhiều trường học trên địa bàn huyện, thu hút được nhiều học sinh và giáo viên tham gia,... Qua đó đã phần tích cực trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện.
Huyện luôn quan tâm tới việc đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hóa, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa phục vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng đã góp phần duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao ở cơ sở. Thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện như: Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện, sân vận động huyện đều được trang bị cơ sở vật chất về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, từng bước góp phần đưa hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động, phát triển theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Toàn huyện có 13/18 xã thị trấn có nhà văn hóa, 18/18 xã thị trấn có sân thể thao. Đối với các xã chưa có nhà văn hóa đã thực hiện quy hoạch bố trí quỹ đất để xây dựng. Huyện có 02 thư viện xã với trên 2.000 đầu sách phục vụ bạn đọc; 18/18 xã, thị trấn có đài truyền thanh, phục vụ có hiệu quả cho công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 17/18 điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện nhiệm vụ chuyển phát tài liệu tại địa phương...
Công tác đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là trên mạng internet luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Hằng năm các cơ quan chức năng của huyện đã tích cực theo dõi hoạt động của các đối tượng trên mạng internet để kịp thời phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn. Từ năm 2014 đến nay số tin, bài, hình ảnh, video bị ngăn chặn, bóc gỡ, xử lý 07 tin, bài, hình ảnh, video; huy động lực lượng tham gia ngăn chặn, bóc gỡ tài khoản có nội dung xấu độc là 510 tài khoản; huy đông lực lượng tham gia ngăn chặn, bóc gỡ, xử lý thông tin xấu độc là 5.097 lượt; gọi hỏi răn đe 01 trường hợp. Chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc thường xuyên chia xẻ những thông tin tích cực, chính thống trên Trang Thông tin điện tử của huyện, trang thông tin điện tử của các ngành, cơ quan, đơn vị, trên hệ thông loa truyền thanh,… với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên việc triển khai Nghị quyết 33-NQ/TW trên địa bàn huyện vẫn còn có những hạn chế, khó khăn như: Nguồn kinh phí cho hoạt văn hóa còn hạn hẹp, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ chưa được đầu tư đồng bộ, còn thiếu do vậy ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của công tác văn hóa. Các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều. Các điểm Bưu điện văn hóa xã, các thiết chế văn hóa chưa phát huy được hết công năng, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công cộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân, nhất là trẻ em. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện chưa được rộng khắp, việc thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển văn hóa còn hạn chế, các loại hình dịch vụ văn hóa chưa phong phú, đa dạng. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng cưới tảo hôn, bạo lực gia đình,... có chiều hướng gia tăng, làm cho mối quan hệ giữa gia đình, cộng đồng, xã hội nảy sinh những yếu tố tiêu cực. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, tổ dân phố văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá tuy đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, một số nơi còn mang tính hình thức, các mô hình điển hình tiên tiến, ít được quan tâm nhân rộng kịp thời. Các tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, tình hình trộm cắp vặt, vi phạm pháp luật, tội phạm ma túy, vi phạm luật giao thông,... có chiều hướng gia tăng, ý thức về bảo vệ môi trường của một số người dân còn hạn chế....
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn; thực hiện tốt mục tiêu mà huyện đã đề ra “Xây dựng văn hóa, con người Bắc Sơn phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, truyền thống cách mạng, nhân văn, dân chủ, khoa học và hướng đến chân - thiện - mỹ. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh và nguồn lực nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước”, trong thời gian tới các cấp, các ngành trên địa bàn huyện cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành đông số 31 - CTr/HU, ngày 23/9/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá XI) về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục tăng cường, sự lạnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư gắn với thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa để phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao phục vụ Nhân dân trên địa bàn toàn huyện. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, góp phần xây dựng môi trường văn hóa phát triển lành mạnh, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân, tổ chức các hội thi văn nghệ, thể thao nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Duy trì hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao nhằm tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tham gia và truyền bá các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thể thao. Huy động tối đa nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh trong triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao. Bảo tồn, khai thác và phát huy các di sản văn hóa phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của Nhân dân và phát triển du lịch. Chú trọng công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh chống các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch…
Vương Hoà