Sign In

Một số kết quả đạt được sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 51-CT/TU, ngày 19/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

15:19 27/09/2024
Công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của Nhân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 51-CT/TU, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị đến cán bộ chủ chốt trong toàn tỉnh; kết quả, tổ chức được 215 lớp cho 21.894 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng cốt cán và 98,5% sỹ quan, cán bộ, chiến sỹ khối lực lượng vũ trang; trong đó, số đảng viên tham gia học tập, quán triệt là 12.484/13.359 đồng chí, đạt tỷ lệ 93,42 %; quần chúng cốt cán là 9.414 người.

                                  Đồng chí Lê Văn Bình - UVTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội năm 2024

Các cấp ủy, cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cụ thể hoá trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và phối hợp tổ chức thực hiện tốt những nội dung của Quy chế, Quy định theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của của mỗi cơ quan, đơn vị. Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) ban hành các kế hoạch, quy chế phối hợp công tác giữa Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế ở địa phương, đã chủ động tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

Về công tác giám sát: MTTQ chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan xây dựng nội dung, quy trình tổ chức giám sát theo chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức hiệp thương, thống nhất các nội dung giám sát với các tổ chức chính trị - xã hội và báo cáo với cấp ủy thống nhất chủ trương; trên cơ sở đó xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Trong 10 năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ trì giám sát 1.873 cuộc, hơn 1.321 cuộc giám sát chuyên đề trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân. Vận dụng cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nội dung, lĩnh vực giám sát để đạt được kết quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì giám sát 35 cuộc; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức giám sát trên 56 cuộc, với các nội dung như: Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh; giám sát tình hình thực hiện pháp luật trong tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư, để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh; giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;... ngoài ra, tiến hành giám sát đột xuất một số nội dung như: giám sát tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bác Ái; giám sát việc sử dụng chất nổ, lưới rút mùng và xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; giám sát việc xâm canh lấn chiếm đất đai vùng giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng; giám sát hoạt động của hợp tác xã về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; giám sát tình trạng học sinh chưa ra lớp sau kỳ nghỉ hè 2017 - 2018 trên địa bàn huyện Bác Ái; giám sát việc gây ô nhiễm môi trường, khói bụi của công ty khai thác khoáng sản tại xã Phương Hải, huyện Ninh Hải...

Việc tiếp thu, giải quyết, xử lý và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện trách nhiệm trả lời những đề xuất, kiến nghị sau giám sát luôn được thực hiện nghiêm túc. Các cơ quan, đơn vị được giám sát đã nghiêm túc tiếp thu, rút kinh nghiệm và có giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót mà các đoàn giám sát đã nêu ra và những đề xuất, kiến nghị hoặc giải trình, trả lời các kiến nghị tại buổi giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội.

Về hoạt động phản biện xã hội:

MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã phát huy được vai trò của các tổ chức thành viên, các chuyên gia trên các lĩnh vực, thành viên các Hội đồng tư vấn của Mặt trận và Nhân dân trong hoạt động phản biện xã hội, tạo bước chuyển mới trong công tác phản biện xã hội. Hàng năm, tập trung phản biện dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; cùng với tổ chức các hội nghị phản biện theo quy định, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội thường xuyên được mời dự họp và góp ý kiến vào các dự thảo chương trình, kế hoạch, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Kết quả, cấp tỉnh tổ chức 51 hội nghị phản biện; cấp huyện tổ chức 129 hội nghị phản biện; cấp xã tổ chức 215 hội nghị phản biện.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định; hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp xây dựng kế hoạch, nội dung đề nghị phản biện gửi đến HĐND, UBND và các sở, ngành. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức được 44 hội nghị phản biện xã hội, như: dự thảo Quyết định của UBND tỉnh về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí thuộc lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; dự thảo Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự thảo báo cáo, đề án, nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; dự thảo báo cáo, đề án, nghị quyết về phát triển du lịch Ninh Thuận thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; dự thảo Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo đáp ứng ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; dự thảo báo cáo và chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; dự thảo Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030; dự thảo Đề án, Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; dự thảo Đề án, Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; dự thảo báo cáo và Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030...

Kết quả phản biện xã hội được các cơ quan, tổ chức có liên quan và dư luận xã hội đánh giá cao và có ý kiến phản hồi về những nội dung đồng thuận, tiếp thu và những vấn đề cần luận cứ làm rõ. Hầu hết các nội dung kết luận phản biện được cơ quan chức năng tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ, góp phần nâng cao chất lượng tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp; tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy dân chủ trong hoạt động quản lý và nâng cao tính khả thi của các chính sách khi được ban hành, đáp ứng nhu cầu và lợi ích chính đáng của Nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp.

Đối với góp ý xây dựng Đảng: MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã phát huy vai trò tích cực góp ý xây dựng Đảng, với gần 1.500 lượt góp ý định kỳ, thường xuyên và đột xuất; tập trung vào các dự thảo văn bản của Đảng, góp ý cho tổ chức đảng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, về xây dựng tổ chức bộ máy cán bộ, việc thực hiện các quyết sách của địa phương có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp ý đối với cán bộ, đảng viên về phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, mối quan hệ giữa đảng viên với Nhân dân.

Đối với góp ý xây dựng chính quyền: MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương, thực hiện tốt nhiệm vụ góp ý xây dựng chính quyền bằng việc tổ chức góp ý đột xuất đối với các dự thảo văn bản khi chính quyền các cấp và các ngành đề nghị; chủ động nắm bắt, tổng hợp các ý kiến kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, hội viên, Nhân dân và tình hình tâm tư nguyện vọng của Nhân dân để phản ánh thông qua các thông báo tham gia xây dựng chính quyền tại các kỳ họp của HĐND các cấp; 10 năm qua đã tổ chức gần 8.000 buổi tiếp xúc cử tri, có hơn 29.000 lượt ý kiến, kiến nghị liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã phối hợp tổ chức nhiều Hội nghị đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản luật theo đề nghị của các cơ quan soạn thảo ở Trung ương, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Công tác đối thoại nhân dân: góp ý trực tiếp từ Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là nội dung quan trọng, nhằm nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân; qua đó, kiến nghị, đề xuất với cấp ủy xem xét giải quyết những bức xúc, kiến nghị của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh những chủ trương, chính sách phù hợp, mang lại hiệu quả, tạo sự đồng thuận của Nhân dân; thời gian qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp tổ chức gần 300 cuộc đối thoại Nhân dân với hơn 7300 lượt người tham dự.

Các ý kiến phản ánh của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua các báo cáo xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại kỳ họp HĐND các cấp, đều được cấp ủy đảng, chính quyền tiếp thu, phản hồi kịp thời; đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành xem xét giải quyết triệt để, không để tồn đọng, kéo dài. Các cấp chính quyền đều đặt “hòm thư góp ý” tại trụ sở làm việc; công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, công dân biết liên hệ công tác khi cần thiết.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ còn thực hiện việc tiếp công dân đột xuất để nắm tình hình Nhân dân và chỉ đạo giải quyết các phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân và cung cấp, thông tin cho Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan. Từ đó cử tri và Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Tác giả: Trần Việt Đức

Tag:

File đính kèm