Sign In

(Bài cuối) Những điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết số 23 ở Trà Vinh

10:12 03/04/2023
Với vai trò làm cơ quan tham mưu giúp việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu tốt trong việc chỉ đạo, định hướng tư tưởng trong các hoạt động VHNT của tỉnh trong 15 năm qua.

 

Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới", ra đời trong bối cảnh sự phát triển vượt bậc của các công nghệ truyền thông hiện đại, các trang mạng xã hội vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ, các tác giả tiếp cận nhanh chóng các trào lưu văn học, nghệ thuật (VHNT) trên thế giới để làm phong phú thêm quá trình sáng tác, quảng bá, bảo tồn các tác phẩm VHNT, vừa gây ra những khó khăn, thách thức bởi những mặt trái của nó, đó là sự du nhập của các trào lưu văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến việc hưởng thụ, tiếp thu văn hóa lai căng, không phù hợp với thuần phong mỹ tục. 

Đồng chí Trần Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23.

 

Bên cạnh đó các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động truyền bá các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, truyền bá lối sống thực dụng tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Do đó để đảm bảo việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trở thành sức mạnh nội sinh để xây dựng và phát triển đất nước, việc định hướng các tư tưởng trong hoạt động VHNT giữ vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.

Với vai trò làm cơ quan tham mưu giúp việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu tốt trong việc chỉ đạo, định hướng tư tưởng trong các hoạt động VHNT của tỉnh trong 15 năm qua.

Tuyên truyền, quán triệt cho đội ngũ văn, nghệ sĩ nhận thức sâu sắc vai trò của VHNT trong đời sống xã hội, đó là là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt nhạy cảm và tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc vun trồng, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm nhân cách, đạo đức, trí tuệ bản lĩnh cho các thế hệ con người”.

Định hướng, khuyến khích và tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng. Từ đó, lĩnh vực sáng tạo VHNT của tỉnh có bước phát triển, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương. VHNT phản ánh chân thật hiện thực đời sống xã hội. Các tác phẩm VHNT ngày càng có giá trị về mặt tư tưởng và nghệ thuật.

Bên cạnh dòng mạch chính là “chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc”, VHNT Trà Vinh đã dần khẳng định vị thế, uy tín trong khu vực, cả nước với một số tác phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi, liên hoan, triển lãm trong và ngoài nước. Các tác phẩm VHNT do các nhà văn, nghệ sĩ của tỉnh sáng tác, biểu diễn phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong các dịp lễ, tết và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu chỉ đạo việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội ", trong đó chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội;

Phát huy vai trò tích cực của Nhân dân trong cuộc chiến chống sự xâm nhập của sản phẩm văn hóa độc hại để giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương gắn với hướng dẫn, định hướng triển khai thực hiện tốt Thông báo Kết luận số 213-TB/TW của Ban Bí thư (khóa X) về đấu tranh chống quan điểm sai trái trong VHNT, nhất là những biểu hiện lệch lạc, đi ngược lại những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vận động văn nghệ sĩ sáng tác, xuất bản, quảng bá tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật để đẩy lùi quan điểm lệch lạc, sai trái và các loại sản phẩm văn hóa độc hại, Chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn, xuất bản một cách chặt chẽ, tránh tình trạng buông lỏng quản lý để các hội viên tự do thái quá, có quy định, chế tài cụ thể để gắn các văn nghệ sĩ với trách nhiệm xã hội.

Kiên quyết xử lý, giải quyết những vấn đề, tình huống sai trái trong các hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ, không để xảy ra tình trạng mất ổn định và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Định hướng tư tưởng trong các chương trình văn hóa - văn nghệ nhân các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, đảm bảo hài hòa các nội dung vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân vừa có tính tuyên truyền thông tin định hướng tư tưởng.

Trong công tác định hướng tư tưởng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn yêu cầu trong hoạt động VHNT cần kịp thời tôn vinh, lan tỏa các giá trị nhân văn, nhân đạo, sống hài hòa với thiên nhiên, khoan dung, đoàn kết, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc… tham gia vạch trần những tư tưởng, quan điểm sai trái, giả hiệu, những thói hư, thật xấu trong xã hội, đấu tranh gián tiếp với các luận điệu sai trái, thù địch góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng;

Sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, mạng xã hội, để lan tỏa rộng rãi, tác động mạnh mẽ đến việc củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng của quần chúng trong sự nghiệp đổi mới. 

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục triển khai những định hướng quan trọng về văn hóa, văn nghệ được nêu trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XI; những chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các văn bản của Đảng về văn hóa, VHNT...

Chỉ đạo ngành văn hóa, VHNT chú trọng nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, đồng thời bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo VHNT; khuyến khích những tìm tòi mới, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam; hạn chế các lệch lạc, các biểu hiện chạy theo thị hiếu tầm thường trong sáng tạo các tác phẩm VHNT. Duy trì, phát triển các loại hình văn hóa, bảo tồn phát huy các di sản và giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; khuyến khích những tìm tòi mới làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, VHNT ngày càng ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của Nhân dân và trở thành sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài, ảnh: BÁ THI

Tag:

File đính kèm