Sign In

Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam

16:10 18/10/2024
Chiều 18/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Hội nghị Quốc tế Sky Expo Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại...

Chiều 18/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Hội nghị Quốc tế Sky Expo Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh diễn ra Diễn đàn “Kết nối thương mại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược tại Việt Nam” (Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế hàng trang trí gia đình và quà tặng năm 2024).


Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại Diễn đàn

Diễn đàn nhằm tạo ra cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP với hệ thống khách hàng chiến lược trong và ngoài nước. Đồng thời tạo điều kiện cho các nghệ nhân, tổ chức liên quan và ngành hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP được giao lưu, học hỏi, tìm kiếm đối tác phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Tại diễn đàn, đại diện Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn đã chia sẻ về giải pháp, định hướng để phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ gắn với thương mại điện tử trên nền tảng số. Các diễn giả trong và ngoài nước cùng nhau thảo luận về phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ và kết nối sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP ra thị trường quốc tế. 

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, sức sáng tạo của nghệ nhân, của doanh nghiệp rất dồi dào; nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng và có thể tiếp tục mở rộng thị trường ra các nước. Tuy nhiên, để đáp ứng được các tiêu chuẩn cũng như thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới, đòi hỏi yêu cầu về thẩm mỹ, về tính sáng tạo trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ là rất lớn. Sản phẩm làm ra phải phục vụ cuộc sống.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, ba vấn đề trong chuỗi giá trị ngành hàng thủ công mỹ nghệ phải kết nối, hỗ trợ nhau, đó là: vùng nguyên liệu - nghệ nhân - doanh nghiệp. Cùng với đó là sự hỗ trợ của Nhà nước với những cơ chế, chính sách sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển ngành hàng này trong thời gian tới.

Do đó, rất cần sự tư vấn, gợi ý của các chuyên gia nước ngoài về thị trường, các kỹ thuật mới, công nghệ mới để các nghệ nhân nâng cao tay nghề, nắm bắt được nhu cầu thị trường quốc tế để thổi hồn vào sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp có nhu cầu có thể đặt hàng các trường đào tạo nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đào tạo công nhân có tay nghề.

“Chúng tôi rất mong muốn các doanh nghiệp hợp sức lại với nhau thông qua các hiệp hội ngành hàng để có tiếng nói chung. Khi đó, mới có thể đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP giới thiệu với quốc tế”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói và đề nghị, các hiệp hội cần tập hợp các doanh nghiệp, xây dựng các catalogue giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để có thể gửi cho các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước để giúp quảng bá, giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

HNN (tổng hợp)

Tag:

File đính kèm