Sign In

Tổng kết hoạt động giám sát Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh năm 2024

13:37 13/05/2024

Dự hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Chuyên gia nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tài trợ chuỗi giá trị, Trưởng đoàn công tác của IFAD; thành viên Ban chỉ đạo Dự án CSSP tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; Ban điều hành Dự án CSSP các huyện Dự án.

Đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Dự án Hỗ trợ kinh doanh nông hộ tại các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng có hiệu lực từ ngày 7/8/2017 với tổng vốn thực hiện là 74,3 triệu USD. Dự án được triển khai tại 63 xã thuộc 7 huyện. Ngày hoàn thành dự án và đóng dự án sau khi gia hạn là ngày 30/9/2024 và 31/3/2025. Trong đợt giám sát, các chuyên gia IFAD và UBND các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng tập trung xem xét tiến độ thực hiện; thống nhất với các cơ quan trung ương và cấp tỉnh về các bước nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và đạt được các mục tiêu của dự án; thống nhất các bước thể chế hóa và nhân rộng phương pháp tiếp cận và bài học kinh nghiệm. Làm việc với 8 tổ hợp tác, 2 nhóm tiết kiệm tín dụng, 2 doanh nghiệp và hợp tác xã, 6 công trình, và thảo luận với UBND các xã, huyện và phòng, ban liên quan.

Qua rà soát đánh giá, kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và bản đồ cảnh báo sạt lở đất do Sở Tài nguyên và Môi tường xây dựng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trường và Kế hoạch đầu tư phát triển tại 30 xã dự án và 131 xã/phường không thuộc phạm vi dự án. Có 311 nhóm tiết kiệm và tín dụng (SCG) tại 27 xã dự án được vận hành hiệu quả; 23 công trình hạ tầng được đầu tư đi vào hoạt động; 678 nhóm đồng sở thích (CIG) được tăng cường năng lực tập trung vào hợp đồng nông nghiệp và liên kết thị trường; 100% CIG được bàn giao hợp lệ cho Hội nông dân và các xã quản lý… Tính đến ngày 30/4/2024, tỉnh Cao Bằng giải ngân 18,8 triệu USD trong số 21,25 triệu USD đến từ khoản vay ban đầu của IFAD (tương đương tỷ lệ giải ngân 88,3% cho khoản vay IFAD).

Có 5 kế hoạch đầu tư chiến lược (SIP) và 61 kế hoạch hành động chuỗi giá trị (VCAP) được xây dựng làm khuôn khổ cho đầu tư thương mại và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì thể chế hóa Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng thị trường tại tất cả 161 xã trong vào ngoài vùng dự án sau khi hoàn thành dự án. Cung cấp đồng tài trợ APIF cho 6 doanh nghiệp mang lại lợi ích cho 1.282 hộ nông dân với tư cách là nhà cung cấp đầu vào; mở rộng liên kết thị trường cho 180 CIG với các doanh nghiệp nông nghiệp trong tỉnh. 644 CIG đã được đồng tài trợ từ quỹ CSA/CSG của dự án, mang lại lợi ích cho 8.840 hộ gia đình. 188 dự án cơ sở hạ tầng công và sản xuất được đầu tư phục vụ phát triển chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh tiếp cận 10.000 hộ đối tượng hưởng lợi trực tiếp; 311 nhóm Tiết kiệm - Tín dụng (SCG) được thành lập, với 3.793 thành viên; có 8.246 hộ nghèo và cận nghèo trong khu vực dự án được hưởng lợi...

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung: Cơ chế quản lý tài chính, việc lập kế hoạch của dự án; giải quyết một số chậm trễ trong việc chuẩn bị hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành cho các công trình hạ tầng; việc bố trí ngân sách bảo trì từ ngân sách chi thường xuyên của tỉnh để bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng cộng đồng mới hoàn thành; tính bền vững của Quỹ đầu tư xúc tiến kinh doanh nông nghiệp (APIF) sau khi hoàn thành dự án CSSP…

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Chuyên gia nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tài trợ chuỗi giá trị, Trưởng đoàn công tác của IFAD phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Chuyên gia nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tài trợ chuỗi giá trị, Trưởng đoàn công tác của IFAD lưu ý một số vấn đề và hành động thống nhất để dự án kết thúc đảm bảo tính bền vững. Trong đó, về quản lý dự án, đoàn đánh giá khuyến nghị các địa phương, BCĐ Dự án cần thúc đẩy việc nhân rộng, mở rộng các mô hình hiệu quả, công cụ của CSSP bằng cách sử dụng nguồn lực của tỉnh và nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để tăng tác động trong giảm nghèo. Triển khai khảo sát cuối kỳ trước tháng 9/2024 và hoàn thành báo cáo dự án cuối kỳ. Sớm hoàn thiện các tài liệu chuyển giao, rút lui cho các cơ quan, ban ngành tiếp quản các hoạt động sau khi dự án kết thúc, đảm bảo dự án có tính bền vững, các đối tác liên quan được chuyển giao kiến thức và sử dụng, bố trí nguồn ngân sách liên quan. Ngoài ra, Dự án cần cải thiện công tác giải ngân để sử dụng đầy đủ số vốn dự án còn lại và phân bổ Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2024. Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ, nâng cao năng lực kế toán cho các xã đảm bảo tiến độ phê duyệt quyết toán Dự án và tiến độ giải ngân cũng như việc tuân thủ đầy đủ hồ sơ tài chính theo yêu cầu của IFAD.

K.X

Tag:

File đính kèm