Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí chủ lực của tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo phương châm kịp thời, trọng tâm, linh hoạt, phù hợp, sát với nhiệm vụ chính trị, diễn biến tình hình. Nổi bật là Báo điện tử Hòa Bình duy trì tốt chuyên mục “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, đăng tải và chia sẻ 23 tin, bài về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, có nội dung về: Nâng cao chất lượng công tác tham mưu trong tiếp công dân, đối thoại với nhân dân và xử lý những phản ánh của nhân dân; kết quả kỳ họp thứ 38 của Ủy ban kiểm tra huyện Lạc Thủy; dấu hiệu vi phạm các thủ tục về tố tụng trong giải quyết vụ án; Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật và đề nghị kỷ luật một số tổ chức đảng, đảng viên; Quy định 144-QĐ/TW: Vận dụng để giải quyết vấn đề khó; Tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế còn nhiều phức tạp; "Lỗ hổng" trong quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập; Nâng cao chất lượng kiểm sát thi hành án hình sự; Sát sao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ cơ sở; Chú trọng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ở Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh; Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2; Cảnh báo những vấn đề liên quan đến công tác quản lý “tín chỉ carbon”; Huyện Lạc Thuỷ tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kết quả công tác điều tra, xét xử của các cơ quan tư pháp.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng 12 phóng sự truyền hình trong mục “Vấn đề xã hội”, 4 mục “Sự kiện và bình luận” phát sóng định kỳ trong chương trình Thời sự; 3 tin, 2 phóng sự phát thanh, thời lượng 10 phút trong trong chuyên mục “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” định kỳ phát sóng Chương trình Thời sự phát thanh.
Trong tháng 9, có khoảng 50 cơ quan báo chí, tạp chí đăng, phát tổng cộng 930 tin, bài, phóng sự về tỉnh Hòa Bình. Trong đó có 40 tin, bài phản ánh những những vấn đề nổi cộm, tiêu cực. Chủ yếu là ở các lĩnh vực môi trường - đất đai; kinh tế - xã hội. Những vấn đề nổi cộm, tồn tại, hạn chế đề được báo chí phản ánh nhiều, liên quan đến ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, vận tải hành khách, khai thác khoáng sản, quản lý nhà ở xã hội. Đáng chú ý là các phóng sự, như: Nhức nhối những “núi cát” trong lòng thành phố Hòa Bình (ngày 05/8, Báo điện tử: Nhandan.vn); Hòa Bình: Bạt đồi trái phép lấy đất san lấp dự án 98 tỷ (ngày 07/8, Báo điện tử: Kienthuc.net.vn); Trùm phân phối nhà ở xã hội sai phép tại Sao Vàng Tower Hoà Bình. (Ngày 03/9, Báo điện tử: Laodong.vn).
Cơ quan quản lý đã ban hành 14 văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ các nội dung báo chí phản ánh.
Về nhiệm vụ trọng tâm thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham nhũng tiêu cực thời gian tới Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo đội ngũ tuyên truyền viên, các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Kế hoạch số 278-KH/TU, ngày 29/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới
Tăng cường, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền Quy định số 178-QĐ/TW, ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phát hiện các vụ việc tiêu cực, dấu hiệu tham nhũng.
Chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, kịp thời đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, quan điểm thù địch trên không gian mạng lợi dụng kết quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, phủ nhận kết quả và quyết tâm chính trị Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
V.H