Du khách tham quan và trải nghiệm thu hoạch mận.
Nói về giống mận này anh Giàng A Sủ, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu cho biết, đây là cây mận được bố mẹ anh trồng ngày anh còn nhỏ. Năm 2015 nhận thấy đây là giống mận quí, anh đã tìm tòi nghiên cứu kỹ thuật để nhân rộng loại cây này đến nay vườn mận của anh đã có gần 200 cây đang cho thu hoạch. Anh Giàng A Sủ, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu cho biết thêm: Đây là giống mận của địa phương mà từ lâu các cụ đã trồng, nhưng đến thế hệ cha mẹ chúng tôi cũng không để ý để phát triển. Khi đến đời chúng tôi, tôi thấy giống mận này ăn rất ngon và ngọt, tôi đã ghép lại và trồng. Đối với 1ha này của gia đình tôi, nếu trồng ngô thì chỉ được 6 triệu đồng thôi, nhưng trồng mận thì đem về cho gia đình tôi thu nhập 100 triệu đồng.
Đây là vườn mận, đang trong mùa thu hoạch của gia đình anh Sủ cho biết, trước đây diện tích nương này của gia đình anh chỉ trồng ngô, dù bỏ công chăm sóc, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó, anh nhận thấy giống mận địa phương của gia đình chịu đựng hạn hán, ăn rất giòn, ngon, và ngọt nó có mùi thơm khi chín, vị ngọt thanh khi quả còn xanh, không có vị chát.
Nói về cách chăm sóc, anh cho biết: Giống mận này, cũng rất dễ trồng và rễ chăm sóc, không mất nhiều công chăm bón, Muốn sai quả hàng năm sau khi thu hoạch phải tỉa bỏ bớt những cành nhỏ, làm cỏ vun gốc, bón phân để cây có sức phục hồi. Vườn mận này năm nay cho gia đình anh thu hoạch khoảng hơn 2 tấn quả. Sau khi trừ đi chi phí cũng cho gia đình anh 100 triệu đồng/năm. Điều đặc biệt là đến vụ thu hoạch có rất nhiều khách đến vườn tham quan, trải nghiệm hái quả và mua về làm quà biếu anh không còn mang ra chợ bán. Nói về cảm nhận của mình khi đến trải nghiệm thu hoạch mận tại vườn nhà anh Sủ, chị Dương Thị Bích Đào, khách du lịch đến từ tỉnh Vĩnh Phúc phấn khởi nói với tôi: Lần đầu tiên tôi đến Si Ma Cai, tôi thấy khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ, được trải nghiệm hái mận tôi rất thích, mận ăn giòn ngọt, quả to. Nếu có dịp lên Si Ma Cai lần nữa tôi sẽ giới thiệu và đưa bạn bè, người thân của mình đến đây để trải nghiệm hái mận và ngắm cảnh
Anh Sủ cho biết thêm, muốn mận “Bẩy giòn” cho quả tròn lớn, ngọt, màu sắc bắt mắt, phải chú ý phân bón đúng thời điểm, cắt bớt quả non để quả không bị chèn ép và phân bố đều trên các tán cây. Trao đổi về cách chăm sóc vườn mận của mình, anh Giàng A Sủ, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu cho biết thêm: Khi trồng chúng ta cần phải biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật, vào trong việc chăm sóc. Phải bón phân theo từng giai đoạn, loại phân được bón chủ yếu là phân chuồng, sẽ đảm bảo cho chất lượng quả ngon, có mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Mô hình trồng mận Bẩy giòn của anh Sủ là một trong những mô hình phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sắp tới, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích vườn mận của gia đình. Anh cũng đang đề xuất các cấp ủy chính quyền xã, tạo điều kiện, hỗ trợ về vốn cũng như kỹ thuật để cho các hộ nông dân khác trên địa bàn xã Cán Cấu, phát triển, mở rộng diện tích loại mận này. Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần tích cực cho địa phương củng cố tiêu chí thu nhập trong lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã./.
Thanh Nhàn