Phiên thảo luận do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tiến sĩ Huỳnh Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy/ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu mở đầu phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn khẳng định, cuộc đời của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học, yêu nước, thương dân. Để làm rõ vấn đề này, ông Huỳnh Minh Tuấn đề nghị đại biểu tập trung thảo luận 08 vấn đề chính, bao gồm: Bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng của Cụ; truyền thống quê hương, gia đình hình thành nên nhân cách; những tư tưởng tiến bộ và đặc sắc trong cách thức truyền bá tư tưởng yêu nước; phát hiện và cung cấp những tư liệu mới về Cụ v.v..
Trên tinh thần đó, ông Nguyễn Thành Nhân – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế chia sẻ nhiều thông tin về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tấm gương sáng về tinh thần hiếu học và tình yêu nước của Cụ trên đất Huế.
Theo đó, dù có nhiều khó khăn,Cụ vẫn không nản lòng, nuôi ý chí quyết tâm theo đuổi việc học. Vào Huế, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với vị trí thuộc quan của triều đình, song Cụ vẫn giữ cho mình và các con nếp sống đời thường, giản dị.
Thời gian làm quan dưới Triều đình Nhà Nguyễn, Cụ thường phải chứng kiến sự chèn ép của chính quyền thực dân đối với triều đình, sự bon chen, xu nịnh, sự bóc lột, hà hiếp nhân dân của quan lại đương nhiệm. Từ đời sống quan trường, Cụ không ngừng suy ngẫm về nhân tình, thế thái, luôn hướng đến tư tưởng cứu nước, cứu dân.
Tại phiên thảo luận, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quốc Tuấn cũng chia sẻ về những sự kiện liên quan đến Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) về khoảng thời gian hơn 200 ngày làm quan tri huyện Bình Khê tại tỉnh Bình Định (01/7/1909 - 17/01/1910).
Mặc dù là người có chức sắc đầu huyện nhưng Cụ luôn giữ nếp sống thanh cao, khi “buộc” phải nhận chức tri huyện Bình Khê thì Cụ sẵn sàng đứng về phía nhân dân, tìm cách bênh vực người nghèo, tích cực giúp đỡ người yêu nước, xử lí nghiêm khắc bọn tổng lý hà lạm công quỹ và ức hiếp dân lành.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đình Phong đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận
Ngoài ra, còn có nhiều bài tham luận, thảo luận làm rõ nhiều vấn đề như: Bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và những ảnh hưởng đến tư tưởng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; quá trình học tập, đỗ đạt của Cụ; nguyên nhân không nhận chức quan, sau đó ra làm quan, rồi lại không nhận cải bổ kinh chức của triều đình Huế; các nội dung về những tư tưởng tiến bộ và đặc sắc trong cách thức truyền bá tư tưởng yêu nước của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc v.v..
Trên cơ sở những đóng góp, thảo luận, tham luận đã làm rõ tác động của bối cảnh xã hội đến tư tưởng của cụ Phó bảng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên ghi nhận và cảm ơn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên ghinhận và cảm ơn các nhà khoa học, nhà nghiên cứuđã đóng góp nhiều ý kiến, thông tin tại phiên thảo luận
Với chủ đề “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà nho yêu nước, thương dân”, Ban Tổ chức tiếp nhận hơn 50 bài tham luận từ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trên cả nước. Các tham luận làm rõ hơn về cuộc đời, hoạt động và những đóng góp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đối với phong trào yêu nước nói chung và phong trào yêu nước tại Đồng Tháp nói riêng, nhất là những giá trị nhân văn cao đẹp về lòng yêu nước, thương dân của Cụ. Đây cũng là bước đầu để chuẩn bị tốt cho phiên toàn thể Hội thảo khoa học “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - tấm gương trọn đời vì nước, vì dân” sẽ diễn ra vào sáng ngày mai ngày 04/1
Phước Thành