Dịp Tết độc lập hằng năm, mấy anh em công chức cùng học từ thời trung học phổ thông lại ngồi với nhau tâm sự chuyện nghề, chuyện cuộc sống thường ngày...Nhưng câu chuyện năm nay có những đặc biệt, có những chuyện tranh luận tưởng nhỏ mà không nhỏ.
Theo ông không khí Tết độc lập năm nay có gì mới và đặc biệt không?
Có chứ. Không khí thì tươi vui và vẫn theo truyền thống hằng năm. Nhưng có cảm nhận là vui hơn. Vài năm trước do dịch covid-19 ảm đạm quá. Năm nay thì khác rồi. Kinh tế đã hồi phục. Rồi lương cán bộ, công chức lại được tăng. Đời sống người dân dần trở lại và có phấn khấm khá hơn sau dịch covid-19. Vì thế, nếu dịp này, đi dọc theo từng con phố ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..., hay các làng quê, đâu đâu cũng rợp cờ đỏ sao vàng và các lễ hội chào mừng Quốc khánh 2-9. Không khí phấn khới, hân hoan và thậm chí là lâng lâng là một cảm giác, tâm thế vui tươi của nhiều thế hệ.
Ý ông nói mỗi thế hệ đón Tết độc lập theo cách riêng?
Đúng vậy. Cái cảm giác ấy năm nào cũng đến vào dịp này, nhưng mỗi năm lại có những cung bậc cám xúc tươi mới. Vì sao vậy? Cái gì cũng có nguyên do. Nếu thế hệ 3X, 4 X, 5 X, 6X...đôi khi sống bằng hoài niệm thì khoảng thời gian của những ngày kỷ niệm tháng Tám lịch sử và Quốc khánh 2-9 khỏi phải nói là hân hoan, lâng lâng đến thế nào. Những bộ phim hào hùng về Cách mạng tháng Tám, phim về đề tài chiến tranh cách mạng, rồi đặc biệt là các thước phim ca ngợi Bác Hồ, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập...thổi vào tâm hồn, nhắc nhớ họ những cảm xúc dâng trào một thời hy sinh, cống hiến hết mình vì đất nước. Còn những thế hệ 7X, 8X...dù chưa chưa trực tiếp qua các cuộc chường trinh, qua chiến tranh khốc liệt, nhưng cũng có những trải nghiệm qua các môi trường rèn luyện nên cũng có những cảm giác ấy nhưng ở các cung bậc cảm xúc khác thời của cha anh.
Thế ông nói chuyện nhỏ mà không nhỏ là chuyện gì vậy?
Chả là thế này. Vẫn là chuyện treo cờ Tổ quốc ngày Quốc khánh. Có khi dân cư ngay cả ở các đô thị hay các làng quê, nơi thì nhân dân chấp hành nghiêm, tới 100% hộ đều treo cờ. Nhưng cũng có nơi thì lác đác, đại loại chấp hành chưa thật nghiêm. Điều ấy là có thật. Nhìn chung, những gia đình thế hệ 3X, 4X, 5X rất tự giác. Còn những gia định ở độc lập, thế hệ 7X, 8X, 9X thì nói thẳng ra là việc chấp hành treo cờ Tổ quốc các ngày lễ chưa thật thường xuyên. Tôi chỉ ước như những năm trước đây. Chả cần phải quy định. Chả cần loa đài liên tục nhắc nhở. Người dân cứ đến ngày lễ, Tết, Quốc khánh là tự giác treo cờ!
Bây giờ thời buổi nó cũng khác xưa chứ ông?
Tôi nghĩ không khác đâu. Chỉ là cách chúng ta tuyên truyền , giáo dục để nâng cao ý thức người dân. Treo cờ Tổ quốc theo tôi phải được các cấp ủy, cấp bộ đoàn, hệ thống các trường học tham gia tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho từng người dân, hội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên. Và từng gia đình cũng phải tự giác giáo dục cho con cháu tự giác treo cờ Tổ quốc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc.
Ý ông nói phải khơi dậy tình yêu Tổ quốc bằng việc tự giác treo cờ Tổ quốc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc?
Đúng vậy! Chuyện nhỏ mà nghĩa lớn. Cần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước cho mỗi người dân, nhất là thế hệ trẻ ngay từ việc tưởng chừng nhỏ. Đó là tự giác treo cờ Tổ quốc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc. Giá như việc treo cờ Tổ quốc trở thành ý thức tự giác như việc các cổ động viên tự mua cờ, cuồng nhiệt hát vang Quốc ca mỗi khi đến các sân vận động xem các trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam thi đấu thì đó thật sự là hồng phúc lớn !./.